(TSVN) – Giá bột cá loại cao cấp tại cảng Thượng Hải, Trung Quốc hiện vẫn duy trì ổn định ở mức 16.350 CNY/tấn (tương đương 2.305 USD/tấn), cho thấy thị trường này đã dự đoán được sự gia tăng nguồn cung từ Peru và đưa ra những điều chỉnh trước đó, dẫn đến sự ổn định về giá.
Hàng loạt các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi lại vừa có đợt thông báo tăng giá thức ăn chăn nuôi vào cuối tháng 5.
Từ ngày 1/4, nhiều doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi như: CJ Vina Agri, Greenfeed hay C.P Việt Nam… đã đồng loạt tăng giá bán thức ăn chăn nuôi lên từ 300 – 500 đồng/kg. Nguyên nhân do giá nguyên liệu tăng mạnh.
Ðầu tháng 2/2022 đến nay, giá nhiều loại thức ăn công nghiệp phục vụ chăn nuôi heo và gia cầm đã tăng thêm từ 240 – 400 đồng/kg, tương đương mức tăng từ 6.000 – 10.000 đồng/bao 25 kg.
Gần đây hàng loạt DN chuyên sản xuất, cung cấp thức ăn chăn nuôi như: C.P, Cargill, Guyomarc’h-VCN, Vina , BB Sun Việt Nam, ABC Việt Nam… đã gởi thông báo chính thức đến đại lý và khách hàng về việc tăng giá bán thức ăn chăn nuôi. Mức tăng bình quân từ 300 – 500 đồng/kg tùy loại sản phẩm.
Trong tháng 6/2021, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (TĂCN) đã có xu hướng giảm so với tháng 5/2021, tuy nhiên, Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) dự báo, giá TĂCN sẽ còn 2 đợt tăng nữa với tổng mức tăng khoảng 5% trước khi đi vào ổn định.
Hiện giá nhiều loại thức ăn công nghiệp chế biến sẵn phục vụ chăn nuôi như: thức ăn thủy sản, gia cầm, gia súc… tăng thêm từ 300 – 600 đồng/kg, tương đương mức tăng 7.500 – 15.000 đồng/bao/25 kg so với hồi đầu tháng 6/2021.
Giá thức ăn chăn nuôi (TĂCN) tăng mạnh làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường. Bên cạnh việc xác định nguyên nhân chính khiến giá TĂCN tăng mạnh thì cần xem xét đưa nhóm hàng TĂCN vào danh sách các mặt hàng bình ổn giá thay cho nhóm sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật được các chuyên gia kiến nghị.
Ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều loại nguyên liệu đầu vào như: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), thức ăn chăn nuôi… đồng loạt tăng giá dẫn đến giá thành sản xuất bị đội lên, khiến nông dân gặp khó về đầu vào lẫn đầu ra.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản tại vùng ĐBSCL đang phụ thuộc gần như hoàn toàn vào các loại thức ăn công nghiệp được chế biến từ các nguyên liệu nhập khẩu. Đã khiến người chăn nuôi đối mặt với nhiều rủi ro, ảnh hưởng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.