Sau hơn 3 tháng tập trung chăm sóc, hiện nay nhiều hộ nuôi tôm ở Tượng Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã bước vào vụ thu hoạch trong niềm vui được mùa, được giá.
Việc tăng giá cước “phi mã” là bất hợp lý bởi giá dầu đã thấp hơn nhiều so với giai đoạn trước đây. Ngoài ra, các hãng tàu đã có thời gian dài từ quý 4/2020 để bổ sung tàu và container thiếu hụt, song giờ doanh nghiệp (DN) nào trả cước cao hơn, hãng tàu sẽ cấp container. Thậm chí DN đặt trước vẫn có thể bị hàng tàu hủy chuyển cho DN khác nếu được trả giá cao hơn.
Trong tháng 6/2021, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (TĂCN) đã có xu hướng giảm so với tháng 5/2021, tuy nhiên, Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) dự báo, giá TĂCN sẽ còn 2 đợt tăng nữa với tổng mức tăng khoảng 5% trước khi đi vào ổn định.
Gần đây, nhiều hộ nuôi cá rô đầu vuông trong tỉnh đang gặp khó vì tiêu thụ chậm, trong khi giá thức ăn chăn nuôi tăng lên liên tục.
Mặc dù giá cá tra thương phẩm ở vùng ĐBSCL có tăng lên nhưng do chi phí thức ăn, công lao động tăng theo nên người nuôi cá tra vẫn không có lãi.
Thái Nguyên hiện có 22,6 nghìn ha chè, trong đó diện tích chè kinh doanh chiếm gần 18 nghìn ha. Hàng năm, chè chính vụ cho thu hoạch từ 7 – 8 lứa, sản lượng bình quân đạt gần 200 tấn chè búp tươi. Thời điểm này đang vào mùa thu hoạch chè chính vụ, nhưng do nắng nóng kéo dài, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến chất lượng và đầu ra của sản phẩm chè. Theo đó, giá bán chè búp khô đang thấp hơn từ 15-20% so với mọi năm.
Hiện giá nhiều loại thức ăn công nghiệp chế biến sẵn phục vụ chăn nuôi như: thức ăn thủy sản, gia cầm, gia súc… tăng thêm từ 300 – 600 đồng/kg, tương đương mức tăng 7.500 – 15.000 đồng/bao/25 kg so với hồi đầu tháng 6/2021.
Cá bống tượng được xem là 1 trong 2 loại “vua cá nước ngọt” ở Cà Mau, vì giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao. Ðây vốn là mặt hàng chủ yếu được xuất bán sang thị trường nước ngoài: Trung Quốc, Ðài Loan và được cung ứng cho các điểm chợ đầu mối, quán ăn, nhà hàng, chế biến thành những món ăn cao cấp.
Do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19, lượng tiêu thụ hải sản giảm mạnh, giá bán cũng tụt giảm so với thời gian trước khi có dịch.
Giá thức ăn chăn nuôi (TĂCN) tăng mạnh làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường. Bên cạnh việc xác định nguyên nhân chính khiến giá TĂCN tăng mạnh thì cần xem xét đưa nhóm hàng TĂCN vào danh sách các mặt hàng bình ổn giá thay cho nhóm sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật được các chuyên gia kiến nghị.