Giá gạo 5% tấm của Việt Nam đã tăng lên 500 USD/tấn, mức cao nhất kể từ tháng 12/2011, so với mức 470 – 490 USD/tấn trong tuần trước.
Trong tuần này, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 12/2011 do tình trạng thiếu container khiến giá cước vận chuyển tăng vọt và đẩy giá gạo Thái Lan lên mức cao nhất trong gần 4 tháng qua.
Giá gạo 5% tấm của Việt Nam đã tăng lên 500 USD/tấn, mức cao nhất kể từ tháng 12/2011, so với mức 470 – 490 USD/tấn trong tuần trước.
Một thương nhân ở tỉnh An Giang cho biết tình trạng thiếu container đã khiến nhiều thương lái gặp khó khăn trong việc vận chuyển gạo cho các khách hàng.
Theo thương nhân này, giá cước vận chuyển một container 20 feet đến châu Phi đã tăng lên 5.000 USD từ mức 1.500 USD cách đây 2 tháng.
Các thương nhân cho hay Việt Nam không có khả năng đạt được mục tiêu xuất khẩu 6,5 triệu tấn gạo trong năm nay. Số liệu hải quan cho thấy xuất khẩu trong giai đoạn từ tháng 1-11/2020 đã giảm 2,9% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 5,7 triệu tấn.
Trong khi đó, giá gạo 5% tấm của Thái Lan tăng từ 485 – 516 USD/tấn lên 500 – 519 USD/tấn vào tuần trước do lo ngại về nguồn cung và vấn đề logistics.
Các thương nhân có trụ sở tại Bangkok cho biết hiện chưa có nguồn cung gạo mới, trong khi nguồn cung hiện có lại không thể vận chuyển do thiếu container.
Theo Hiệp hội các Nhà Xuất khẩu Gạo Thái Lan, xuất khẩu gạo đã giảm 4,49 triệu tấn trong thời gian từ tháng 1-10/2020, tức là 31% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá gạo 5% tấm của Ấn Độ tăng lên 380-385 USD/tấn so với mức 378-383 USD/tấn trong tuần trước nhờ nhu cầu ổn định và do đồng nội tệ rupee tăng lên mức cao nhất trong gần hai tháng.
>> Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Khối lượng gạo xuất khẩu 11 tháng đầu năm 2020 đạt 5,74 triệu tấn và 2,85 tỉ USD, giảm 2,2% về khối lượng nhưng tăng 10,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.
11 tháng năm 2020, Philippines đứng vị trí thứ nhất về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam. Các thị trường có giá trị xuất khẩu gạo tăng mạnh là: Indonesia, tăng gấp 3,1 lần, đạt 83,8 nghìn tấn và 45,6 triệu USD và Trung Quốc, tăng 79,2%, đạt 657,6 nghìn tấn và 379,6 triệu USD. |