(Thủy sản Việt Nam) – Nhật Bản đang tìm cách đa dạng hóa nguồn năng lượng kể từ sau vụ động đất và sóng thần hồi tháng 3 kéo theo khủng hoảng tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima I. Một trong các hướng được xem lý tưởng nhất đó chính là băng cháy.
Hiện nay, các vùng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng đều phải đối mặt với tình trạng sản xuất cầm chừng do nguồn nước bị ô nhiễm. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều hộ nuôi thủy sản không mặn mà đầu tư mở rộng sản xuất.
Nước sông Đồng Nai ô nhiễm khiến nguồn lợi thủy sản phong phú vốn có trong tự nhiên mất dần theo thời gian. Bên cạnh đó, nhà lồng nuôi cá trên sông cũng điêu đứng vì nạn cá chết hàng loạt liên tục tái diễn.
Hàng loạt cá nuôi tại khu vực Cổ Điền, Ninh Đức, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc đã chết chưa rõ nguyên nhân. Những con cá chết trôi nổi trên sông. Chúng mục nát do thời tiết oi bức đã gây ô nhiễm dòng sông, ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của cả tỉnh. Nguyên nhân cá chết hàng loạt vẫn đang được điều tra với ước tính thiệt hại lên tới hàng triệu Nhân dân tệ.
Thời gian gần đây, trên vùng biển tỉnh Kiên Giang, nạn đánh bắt thủy sản gần bờ bằng các phương pháp tận diệt nguồn lợi thủy sản như cào điện, cào bay đã bùng phát đến mức báo động.
(Thủy sản Việt Nam) – Chỉ thông qua một chiếc điện thoại di động nhỏ bé, người tiêu dùng có thể biết được thủy hải sản mà họ đang ăn được đánh bắt ở đâu, khi nào, thời điểm chế biến, trọng lượng và quy trình kiểm tra chất lượng ra sao, có thể hay không?
(Thủy sản Việt Nam) – Ngày 14/7/2011, tại Cát Bà, Hải Phòng, Văn phòng UNESCO Hà Nội, Ủy ban Quốc gia Chương trình Sinh quyển và Con người Việt Nam (MAB Việt Nam) đã phối hợp cùng Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD) tổ chức Hội nghị Khởi động Dự án “Khu dự trữ sinh quyển – An toàn kinh tế và môi trường (BREES)” và Dự án “Khu Dự trữ sinh quyển Cát Bà – Nâng cao sức đề kháng và phục hồi trước biến đổi khí hậu: Quản lý tài nguyên và phát triển sinh kế bền vững”.
Tại buổi họp báo giới thiệu gói cước Sea+ dành cho người dân vùng biển ngày 16/8, ông Nguyễn Việt Dũng, Phó giám đốc Viettel Telecom cho hay, Viettel hiện sở hữu mạng lưới phủ sóng biển đảo với hơn 1.400 trạm thu phát sóng (BTS) dọc bờ biển và ngoài khơi.
Biến đổi khí hậu đã tác động xấu về nhiều mặt đến nuôi trồng thủy sản địa phương. Việc thực hiện các giải pháp ứng phó với vấn đề này là không hề dễ dàng.
(Thủy sản Việt Nam) – Hiện nay, một số nước trên thế giới đã triển khai hệ thống máy phát điện sử dụng năng lượng thủy triều. Theo các chuyên gia, trong tương lai sản xuất điện từ năng lượng thủy triều sẽ là nguồn năng lượng hữu ích và thay thế cho những nguồn năng lượng khác trên toàn cầu.