T5, 10/02/2022 11:41

Đại dịch thúc đẩy chuyển đổi công nghệ số

(TSVN) – Ngành công nghiệp thủy sản đang đứng sau các ngành công nghiệp khác về ứng dụng công nghệ số cũng như sự vận động theo hướng minh bạch hơn trong chuỗi cung ứng. “Trong nguy luôn có cơ” và đã đến lúc ngành thủy sản phải nắm lấy những cơ hội xuất hiện trong đại dịch COVID-19.

Khi nhiều doanh nghiệp loay hoay trong mớ hỗn độn COVID-19 do chuỗi cung ứng bị đứt gãy, thì không ít doanh nghiệp, thương hiệu và các hãng bán lẻ với tư duy nhạy bén và vượt trội đã kịp thời tìm cách thích ứng, sống chung với dịch bệnh, hoặc chuyển đổi sang công nghệ blockchain để mang lại sự minh bạch hơn cho khách hàng.

Ngành thủy sản vẫn chưa cải thiện tính minh bạch nhanh như ngành thời trang, cà phê và chocolate nhưng cũng đang nỗ lực bắt kịp. Một thực tế rõ ràng là dư địa phát triển cho các hãng cung cấp công nghệ truy xuất nguồn gốc đang ngày càng gia tăng – mà muốn truy xuất nguồn gốc thì cần đến sự trợ giúp của công nghệ blockchain.

Giá trị của blockchain và tạo ra một thương hiệu minh bạch hơn, đáng tin hơn trong ngành thủy sản vô cùng to lớn. Tính minh bạch tăng lên sẽ góp phần tạo dựng niềm tin từ phía người tiêu dùng, cùng đó là chiến dịch marketing và kể chuyện hiệu quả mạnh mẽ có thể nâng tầm một thương hiệu và đạt được mức giá bán cao hơn. Xây dựng một thương hiệu bằng công nghệ truy xuất nguồn gốc hiện đại có thể tạo ra mức giá bán ở tầm “cao cấp”.

Theo Innova Market Insight, truy xuất nguồn gốc và minh bạch đang nhanh chóng trở thành một tiêu chí bắt buộc. Trong báo cáo, Giám đốc của Innova Market Insight, ông Lu Ann Williams đã gọi cuộc chuyển đổi sang minh bạch hóa chính là xu hướng hàng đầu của năm 2021.

Tính minh bạch xuyên suốt chuỗi cung ứng đã trở thành xu hướng thống trị trong năm 2021, kéo theo người tiêu dùng tiếp cận các thương hiệu đã xây dựng niềm tin thành công, cung cấp được các sản phẩm “thật” trong và sau đại dịch. Ngành công nghiệp thủy sản đã đến lúc phải thay đổi thể thích ứng với một tương lai mà tại đó thương mại điện tử và mua sắm trực tuyến sẽ làm chủ. Shopify, một nền tảng thương mại điện tử cho phép tạo các website bán hàng, gần đây đã tung ra nghiên cứu thị trường và chỉ rõ cách COVID-19 đã bất ngờ tạo ra một cuộc dịch chuyển chính trên thị trường Mỹ theo hướng kinh doanh trực tuyến.

COVID-19 đã làm lộ diện một xu hướng mà tất cả chúng ta đã nhìn thấy đó là chỉ trong 1 năm, thương mại điện tử đạt tốc độ tăng trưởng bằng cả 10 năm qua cộng lại, theo báo cáo của Shopify. Vì ở nhà nhiều nên người tiêu dùng đã thay đổi thói quen mua sắm, và hàng triệu doanh nghiệp đã buộc phải đầu tư nhiều hơn vào các kênh thương mại điện tử đang có hoặc chuyển sang bán hàng trực tuyến.

Một cuộc khảo sát của Shopify tại 11 thị trường toàn cầu và đã phát hiện 84% người tiêu dùng mua hàng trực tuyến suốt đại dịch. Sự chuyển đổi quan trọng của ngành công nghiệp thủy sản trong năm 2020 chính là thực phẩm và đồ uống trở thành những mặt hàng được mua bán trực tuyến nhiều nhất với thị phần 44%, vượt mặt hàng thời trang và mỹ phẩm. Tổng doanh thu trực tuyến của hai mặt hàng thực phẩm và đồ uống đã tăng trưởng 125% so năm ngoái lên mức 106 tỷ USD, theo nghiên cứu của Food Industry Association (FMI) and NielsenIQ. Sự nổi lên của các ứng dụng và nền tảng thương mại điện tử hỗ trợ thủy sản qua các cơ hội kinh doanh D2C và B2B.

Cạnh tranh giữa các công ty thủy sản sẽ ngày càng gay gắt hơn khi thị trường bắt đầu xuất hiện nhiều hải sản chay hoặc nhân tạo. FAO Fish Price Index đã dự báo đến năm 2029, điều này sẽ tạo ra nhiều áp lực lên các nhà chế biến thủy sản, buộc họ phải đa dạng hóa, củng cố sức mạnh thương hiệu và làm việc hiệu quả hơn thông qua chuyển đổi số.

Sáng lập kiêm CEO ThisFish Inc

Eric Enno Tamm

Bình luận

Chưa có bình luận

Viết bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

error: Content is protected !!