T5, 23/07/2020 05:35

Giá tiền hay nhãn mác bền vững?

Gần đây, có nhiều nguồn tin truy xuất nguồn gốc, tính bền vững đang trở thành những đề tài được người tiêu dùng bàn tán và quan tâm trước khi đưa ra quyết định mua hàng. Nhưng trên thực tế, rất nhiều người tiêu dùng chưa sẵn sàng “chịu chi” như vậy, trừ khi hương vị của mặt hàng thủy sản đó ngon và chất lượng trội hơn hẳn. Với họ, cái mác sản phẩm bền vững không tạo nên sự khác biệt.

giá tiền hay nhãn mác bền vữngTheo nghiên cứu của Công ty Tư vấn và Nghiên cứu dịch vụ thủy sản Technomic, tính minh bạch, chất phụ gia, phúc lợi động vật, lượng tiêu thụ và tính bền vững đang là 5 nhân tố quan trọng quyết định xu hướng tiêu dùng thủy sản trong năm 2016. 29% người tiêu dùng đang sử dụng thủy sản đạt chứng nhận bền vững và chỉ có 28% tin rằng các hãng cung cấp đang quảng bá và bán những sản phẩm bền vững thực sự.

Khảo sát của Technomic cũng chỉ ra 9/10 người tiêu dùng, tương đương 86% đều mong muốn các nhà hàng cần phải minh bạch nguồn gốc sản phẩm. Theo báo cáo xu hướng tiêu dùng 2015 của Technomic, 11% người tiêu dùng trả nhiều tiền hơn cho thực phẩm không chứa chất bảo quản, 10% chịu chi nếu thực phẩm không chứa hormne, 10% đồng ý trả cao hơn cho mặt hàng sinh thái, 10% chuộng hàng không biến đổi gen và 9% cho biết sẽ chấp nhận giá cao nếu hàng đó không chứa kháng sinh.

Làn sóng chuyển đổi sang các sản phẩm tốt cho sức khỏe đi kèm chứng nhận bền vững do nhà sản xuất hay người tiêu dùng tạo ra vẫn còn đang khiến nhiều người phải hoài nghi. Thực tế, không phải tất cả người tiêu dùng đều sẵn sàng chi tiền cho những sản phẩm dán nhãn bền vững. Tại thị trường lớn như Mỹ cũng chỉ có một lượng nhỏ khách hàng sẵn lòng mua thủy sản bền vững với giá cao hơn.

Dĩ nhiên, dưới góc nhìn của các tổ chức cấp chứng nhận như Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA), tiêu chí bền vững đóng vai trò quan trọng, liên quan tới quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Theo Matt Brooker, Giám đốc Công ty thủy sản The Fishin, hầu hết người tiêu dùng vẫn đặt yếu tố giá lên hàng đầu khi quyết định mua hàng. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa họ bỏ qua chất lượng hoặc các yếu tố khác liên quan tới sản phẩm đó. Vi Nguyễn, Giám đốc quản lý Trangs Group USA, một trong những nhà cung cấp thủy sản đông lạnh cho các kênh bán lẻ và chuỗi dịch vụ thực phẩm tại Mỹ chia sẻ, khách đã tới nhà hàng để dùng bữa đều thích thủy sản đạt chứng nhận bền vững nhưng những người chủ quản lý nhà hàng lại không thích bỏ nhiều tiền để nhập khẩu những mặt hàng này.

Rõ ràng, tính bền vững là một vấn đề quan trọng, nhưng tại thời điểm hiện nay, giá cả sản phẩm vẫn là yếu tố mang tính quyết định! Các hãng kinh doanh đều cân nhắc kỹ vấn đề kinh tế, và thừa nhận thủy sản có mức giá rẻ là một lợi thế, có điều đừng nên để chất lượng quá kém đánh lừa người tiêu dùng. 

Biên tập viên Seafoodbusiness

Christine Blank

Bình luận

Chưa có bình luận

Viết bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

error: Content is protected !!