Hải sản tầng đáy trong 14,5 hải lý chưa an toàn

Chưa có đánh giá về bài viết

Thông tin mới nhất tại cuộc họp giao ban báo chí của Ban Tuyên giáo Trung ương mới đây cho biết, các loại cá ở tầng nổi đã an toàn song các loại hải sản khác sống ở tầng đáy trong vòng 13,5 hải lý các tỉnh bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường do Formosa gây ra chưa thể sử dụng làm thực phẩm.

Theo các kết quả xét nghiệm, Bộ Y tế khẳng định đối với tất cả hải sản như cá ngừ, cá thu, cá nục các loại, cá chỉ vàng, cá bạc má, cá hố, cá bò, cá cam, cá trích, cá đối, cá cơm và các loại hải sản khác sống ở tầng nổi, hải sản tại đầm nuôi của 4 tỉnh miền Trung đều đảm bảo an toàn để sử dụng làm thực phẩm. Không có mẫu nào phát hiện có phenol. Tất cả các loại hải sản tại 4 tỉnh miền Trung và 3 tỉnh nhóm đối chứng đều không phát hiện mẫu nào có xyanua. Các kết quả xét nghiệm đối với hải sản tại đầm nuôi 4 tỉnh miền Trung đều đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm đối với: tôm, ghẹ, tôm tít, ốc, mực, cá đuối, cá đục, bạch tuộc, cua đá và các hải sản khác sống ở tầng đáy trong vòng 13,5 hải lý đã phát hiện 132/1.040 mẫu có phenol. Theo phân bố, 132 mẫu hải sản có phát hiện phenol đều nằm trong vùng 5 – 25 km (tương đương 2,7 – 13,5 hải lý) với tỷ lệ mẫu nhiễm cao nhất tại Hà Tĩnh, Quảng Bình và thấp nhất tại biển Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế). Để đảm bảo an toàn sức khoẻ người tiêu dùng, Bộ Y tế đề nghị không sử dụng các loại hải sản nói trên sống trong vòng 20 hải lý (các loại hải sản tầng đáy)

nghệ an thu hàng trăm triệu đồng sau 3 - 4 ngày ra khơi

Các loại hải sản khác sống ở tầng nổi, hải sản tại đầm nuôi của 4 tỉnh miền Trung đều đảm bảo an toàn để sử dụng làm thực phẩm

Bộ Y tế cho biết, thời gian tới sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ NN&PTNT thực hiện giám sát định kỳ đối với hải sản được khai thác tại 4 tỉnh miền Trung nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm. Đồng thời tiếp tục lấy mẫu các loại hải sản có phát hiện phenol ở trên và các hải sản ở tầng đáy trong vòng 20 hải lý để giám sát, xét nghiệm. Bộ NN&PTNT cho biết sẽ tổ chức thực hiện giám sát tại các cảng cá, bể cá khi tàu về bờ và lưu ý các loại hải sản tầng đáy thường gặp ở vùng biển 4 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế. Thời điểm lấy mẫu giám sát là khi sản phẩm được bốc dỡ từ tàu khai thác đưa lên bờ tiêu thụ. Việc lấy mẫu sẽ được thực hiện 2 – 3 ngày/lần. Các mẫu hải sản xét nghiệm thuộc các tầng sinh thái (đáy, nổi) và các loài hải sản khác nhau (cá, giáp xác, nhuyễn thể).

Minh Dương

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!