Hỏi – Đáp Thủy sản tháng 5/2015 (P. 1)

Chưa có đánh giá về bài viết

Hỏi: Trong sản xuất ếch giống có một số con có nhiều đốm đỏ toàn thân, nuôi không lớn. Hỏi nguyên nhân và cách khắc phục? Huỳnh Thị Mai (Thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp)

Xem thêm Chuyên mục Hỏi – Đáp Thủy sản (Tạp chí Thủy sản Việt Nam)

Trả lời:

Ếch có nhiều đốm đỏ trên thân là triệu chứng của bệnh lở loét do vi khuẩn Aeromonas hydrophila gây lên. Nguyên nhân có thể là do môi trường nuôi bị ô nhiễm, nuôi với mật độ quá cao hoặc mầm bệnh được truyền từ ếch bố mẹ. Ngoài những chấm đỏ trên thân, ếch bị bệnh còn có những biểu hiện như chân bị sưng, ếch bỏ ăn, di chuyển lờ đờ, trong xoang bụng thường thấy máu và dịch lỏng màu vàng. Khi bị bệnh nếu không có biện pháp trị bệnh kịp thời thì ếch sẽ chết hàng loạt. Để phòng bệnh này cần thường xuyên kiểm tra và bảo đảm chất lượng nước nuôi. Chọn ếch giống khỏe mạnh và không nuôi với mật độ quá dày. Định kỳ bổ sung Vitamin C vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho ếch. Bệnh có thể điều trị hiệu quả khi phát hiện sớm. Sử dụng kháng sinh Oxytetracyline hoặc Doxery, liều lượng 3 – 5 g/kg thức ăn. Dùng liên tục trong 5 – 7 ngày.

 

Hỏi: Khi ương cá trắm bột lên cỡ giống 10 – 12 cm, cá hay bị chết. Hỏi cách khắc phục? Nguyễn Văn Giang (Huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng)

Trả lời:

Để khắc phục hiện tượng này, từ giai đoạn cá trắm ương giai đoạn 4 – 6 cm, bổ sung thêm thức ăn xanh, tấm, rau, băm nhỏ vào khung chứa để dần thay thế sinh vật phù du. Theo dõi lượng thức ăn xanh cho đến sáng hôm sau, lượng thức ăn trong ao hết hoặc còn một ót là vừa đủ. Ngoài thức ăn xanh, phải bổ sung thức ăn tinh có kích thước nhỏ vừa miệng cá, hàm lượng đạm 25 – 30%. Giai đoạn cá 3 – 6 cm sử dụng 1,2 – 1,5 kg thức ăn tinh/10.000 con; giai đoạn 6 – 12 cm, sử dụng 3 – 4 kg/10.000 con; cá 12 – 15 cm, sử dụng 4 – 5 kg/10.000 con. 


Ban KHKT - Tạp chí Thủy sản Việt Nam

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!