Kế hoạch ngăn chặn khai thác thủy sản bất hợp pháp

Chưa có đánh giá về bài viết

Kế hoạch thực hiện Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và xóa bỏ khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) đến năm 2025 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Đây là cơ sở pháp lý để tổ chức, thực hiện kiểm soát, ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động khai thác IUU của các tàu đánh bắt thủy sản, tàu vận chuyển, chuyển tải thủy sản, sản phẩm thủy sản có nguồn gốc khai thác từ nước ngoài cập cảng Việt Nam để nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh thủy sản qua lãnh thổ Việt Nam.

Đồng thời, thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của quốc gia thành viên theo quy định của Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng; phối hợp với các quốc gia thành viên và cộng đồng quốc tế quản lý, phòng ngừa, ngăn chặn, giảm thiểu và xóa bỏ các hoạt động khai thác thủy sản IUU phù hợp với các quy định của quốc tế và khu vực, góp phần đảm bảo an ninh lương thực trên toàn cầu.

Ảnh minh họa

Quản lý khai thác, bảo vệ, phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản và các hệ sinh thái biển; khắc phục cảnh báo “thẻ vàng” theo khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC) đối với sản phẩm thủy sản khai thác của Việt Nam.

Trong đó, các nhiệm vụ đặt ra trong Kế hoạch này là tuyên truyền, phổ biến các nội dung của Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng cho các tổ chức, cá nhân có liên quan; đào tạo, tập huấn, hội thảo nâng cao năng lực cho thanh tra viên tại cảng, cán bộ thanh tra, tổ chức quản lý cảng để thực hiện Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng; rà soát, chỉ định và công bố cảng chỉ định cho tàu nước ngoài cập cảng; hoàn thiện khung pháp lý, chính sách của Việt Nam đảm bảo tuân thủ Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng và các biện pháp, công cụ quốc tế liên quan; thiết lập cơ chế báo cáo, giám sát, trao đổi thông tin, giải quyết tranh chấp để thực thi Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng.

Để thực hiện được các nhiệm vụ này, Kế hoạch tập trung vào việc tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật cho doanh nghiệp, chủ tàu, thuyền trưởng, ngư dân, tổ chức quản lý cảng thông qua các chương trình đào tạo nghề nghiệp, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ; ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông, viễn thám để triển khai thực hiện Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng giữa cơ quan quản lý, doanh nghiệp và các tổchức, cá nhân có liên quan; đàm phán đa phương để gia nhập các diễn đàn nghề cá quốc tế và khu vực; xây dựng quy chế phối hợp hành động giữa các lực lượng chức năng với chính quyền các cấp để kịp thời pháp hiện, xử lý các hành vi vi phạm các quyđịnh về Biện pháp quốc gia có cảng; rà soát, hoàn thiện khung pháp lý, chính sách, các quy trình có liên quan…

PV

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!