(TSVN) – Bệnh hoại tử gan tụy cấp (Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease – AHPND) hay còn gọi là hội chứng chết sớm (Early Mortality Syndrome – EMS) đã và đang được xem là mối nguy hại nhất đối với nghề nuôi tôm công nghiệp tại khu vực Đông Nam Á mấy năm gần đây.
(TSVN) – Nghề nuôi cá biển bằng lồng bè đang ngày một phát triển về cả quy mô và đối tượng nuôi, việc phòng và điều trị một số bệnh do ký sinh trùng trên cá nuôi biển (cá mú, cá hồng, cá chẽm, cá bớp…) là hết sức quan trọng.
(TSVN) – Cá rô phi là một trong hai đối tượng nuôi chủ lực ở nước ngọt ở Việt Nam cũng như trên thế giới, tuy nhiên trong những năm gần đây tình hình dịch bệnh ở cá diễn biến ngày càng phức tạp.
(TSVN) – Nuôi biển được xác định là một trong ba trụ cột chính trong định hướng phát triển của ngành thủy sản. Trong đó, nuôi biển bền vững cần phát triển theo hướng công nghiệp, công nghệ hiện đại, chú trọng tới bảo vệ môi trường nhằm tạo ra sản lượng lớn và chất lượng an toàn.
Nghiên cứu gần đây đã khẳng định, có sự hiện diện của ít nhất 2 loài ấu trùng sán lá gan nhỏ (Opisthorchis viverrini và Clonorchis sinensis) nhiễm trên cá nuôi và cá tự nhiên ở Việt Nam. Sán lá gan không gây bệnh cho cá, cá không có biểu hiện bất thường khi nhiễm; tuy nhiên sán lá gan nhỏ làm tổn thương nghiêm trọng ở gan và hệ thống mật trên người, những trường hợp mãn tính có thể gây ra xơ gan, ung thư gan và ung thư cuống mật.
Con giống là một trong những vấn đề then chốt cho vụ nuôi thành công; con giống tốt, sạch bệnh, cho tỷ lệ sống cao, sức chống chịu với điều kiện môi trường tốt, tôm sinh trưởng nhanh giúp giảm chi phí sản xuất và mang lại hiệu quả kinh tế tối ưu cho người nuôi. Một số tiêu chí người nuôi cần quan tâm khi lựa chọn tôm giống và phương pháp đánh giá:
Trước đây, khi nuôi cá chép thương phẩm chủ yếu là nuôi ghép với tỷ lệ thả thấp dưới 10% tổng số cá thả và ít thấy dịch bệnh xuất hiện trên cá chép nuôi. Nhưng ngày nay cá chép đã trở thành đối tượng nuôi chính với tỷ lệ ghép cao, khi đó lại thấy xuất hiện nhiều bệnh trên cá chép nuôi như kênh mang do ấu trùng sán lá ruột Centrocestus formosanus gây ra.
Từ năm 2017, cá nheo Mỹ nuôi tại miền Bắc thường xuyên xảy ra dịch bệnh gây chết hàng loạt, nhiều trang trại tỷ lệ chết rất cao lên đến 40 – 100% cá nuôi, ở cả các mô hình nuôi lồng và nuôi ao đất, gây thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi nói chung và ngành hàng cá da trơn ở miền Bắc nói riêng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, vi khuẩn Aeromonas veronii là một trong những tác nhân nguy hiểm cho đối tượng nuôi này.
Kết quả theo dõi, thống kê về hiện tượng ngao chết hàng loạt từ năm 2013 đến nay ở các tỉnh miền Bắc từ Trung tâm Quan trắc Môi trường và Bệnh Thủy sản miền Bắc – Viện Nghiên cứu NTTS I (RIA1) cho thấy, thời gian xảy ra hiện tượng ngao chết hàng loạt có sự trùng lặp giữa các năm (từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau), tuy nhiên nguyên nhân của hiện tượng này ở các địa phương và các năm khác nhau.
Cá trắm cỏ, rô phi là đối tượng phổ biến trong nuôi cá nước ngọt ở khu vực phía Bắc; tuy nhiên, dịch bệnh trên cá xảy ra gây tổn thất nhiều cho các hộ nuôi. Xin giới thiệu một số bệnh trên cá trắm cỏ, rô phi và biện pháp điều trị.