Sau thất bại từ những đối tượng nuôi như: Tu hài, hàu…, nông dân nuôi trồng thủy sản trên đầm Thủy Triều, vịnh Cam Ranh lại tiếp tục thất bại khi cá ngựa – một đối tượng nuôi mới chết hàng loạt. Nhiều hộ nuôi cá ngựa ở các phường Cam Phúc Nam, Cam Nghĩa (TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) lâm vào cảnh thua lỗ nặng.
Hết năm này qua năm khác người dân vùng cát Bình Nam (Thăng Bình, Quảng Nam) cứ loay hoay chống chọi với cái đói, cái nghèo, mà càng chống lại càng nghèo. Cái nghèo dường như gắn với họ trong từng bữa ăn giấc ngủ, khi mà cứ bốn hộ dân là có một hộ nghèo.
Trong bóng chiều nhập nhoạng, ông Phạm Minh Hồng hồi tưởng: Thời trước, ông nội tôi và cha tôi từng đóng hàng trăm chiếc ghe bầu để chở hàng đi miền Nam. Những chiếc ghe lớn chờ đầy hàng hóa giương buồm lướt đi trên biển đã trở thành niềm tự hào của không chỉ dòng họ tôi mà của cả người dân làng Đức Trạch…
Trong khi các đội tàu chiến, hải giám, kiểm ngư, tàu cá Trung Quốc liên tục đổ xô ra biển Đông để cản đường ngư dân Việt thì trên bờ, thương lái Trung Quốc núp sau các đầu nậu địa phương thu mua ép giá hải sản, khiến ngư dân miền Trung thêm phần gặp khó.
Có những người giàu lên nhanh chóng, xây nhà cao cửa rộng, mua sắm thêm thuyền bè khi trúng những mẻ cá lớn. Nhưng cũng có những số phận oằn lưng lượm từng mảnh ve chai, cá vụn, chìa tay xin từng con cá nhỏ để lo cho bữa cơm gia đình.
Chỉ cần bước xuống tàu chở khách tuyến Vạn Giã – Khải Lương, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa, hỏi “Di mồi tôm”, ai cũng biết. Người phụ nữ ấy từ hai bàn tay trắng tạo được cơ ngơi kha khá nơi đầu sóng ngọn gió, đã ra tay cưu mang, giúp đỡ rất nhiều người có hoàn cảnh khó khăn. Dân làng còn đặt cho bà cái tên rất trìu mến “Di phong trào”.
Mấy năm gần đây, Bình Thuận đã đẩy mạnh đào tạo nghề, nhờ vậy lượng lao động qua đào tạo ngày càng tăng trong nông thôn.
Có thể những người phụ nữ biết mình chẳng còn gì để chờ đợi, khi những người đàn ông trong gia đình sau chuyến biển cách đây hơn 22 năm về trước đã mãi mãi không trở về…
Từ làng chài bé nhỏ và nghèo khó, với những con thuyền đánh cá khiêm tốn ra vào bến cá Sa Huỳnh ngày nào, giờ đây đời sống của người dân Phổ Thạnh (Đức Phổ, Quảng Ngãi) đã trở nên khấm khá, với những đội tàu có công suất lớn ngang dọc trên biển Đông. Cũng từ nghề biển, những ngôi biệt thự, nhà lầu thi nhau mọc lên, tạo nên dáng dấp và định hình một đô thị ở làng cá Sa Huỳnh.
Về Thọ Quang (quận Sơn Trà) vào một ngày nắng tháng 4, chúng ta có thể cảm nhận được mùi vị thơm nồng của những phên cá khô hòa quyện với vị mặn mòi của biển. Tất cả đã tạo nên một nét rất riêng cho miền biển nơi này.