Đang vào chính vụ khai thác cá ngừ đại dương, nhưng tại cảng cá phường 6, TP Tuy Hòa (Phú Yên), hàng trăm tàu cá vẫn nằm bờ.
Có một nơi người ta vẫn còn khai thác thuỷ sản theo hình thức hết sức kinh điển – mò dưới lòng biển, bất chấp hiểm nguy rình rập. Đó là câu chuyện của những thợ lặn nghiệp dư ở cửa biển Gò Công, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau. Nghề này xuất hiện cách nay hơn 15 năm.
Trong những năm gần đây, du khách tìm về các khu du lịch Nhà Mát – Bạc Liêu, bãi tắm mũi Nai – Hà Tiên, chùa Hang – Kiên Lương hoặc Phú Quốc ngày càng đông. Do đó nhiều dịch vụ mua bán, ăn uống cũng sôi động hẳn lên khiến cho dân miền biển tăng tốc các hoạt động đánh bắt các loài đặc sản biển như cua đá, cua biển, ghẹ và nghêu, sò… trong đó, sôi động nhất là nghề săn ghẹ.
Sở hữu bờ biển dài 134 km, vùng lãnh hải rộng 2.500 km2, vùng đặc quyền kinh tế rộng 40.000 km2, Bình Định có nhiều tiềm năng để phát triển mạnh kinh tế biển, nhất là lĩnh vực du lịch và hải sản.
Thời gian qua, cửa Đà Diễn (TP Tuy Hòa, Phú Yên) thường bị bồi lấp, luồng lạch thay đổi khiến tàu thuyền ra vào cảng cá phường 6 liên tục mắc cạn. Nhằm giải quyết khó khăn này, UBND TP Tuy Hòa đang triển khai dự án nạo vét cửa Đà Diễn, tạo thuận lợi cho ngư dân.
Ngày 24/5, Sở NN&PTNT Đà Nẵng cho hay, UBND TP Đà Nẵng vừa ban hành quyết định tiếp tục hỗ trợ kinh phí cho ngư dân đóng mới phương tiện công suất lớn khai thác hải sản xa bờ năm 2013.
Những con ốc ruốc bé nhỏ đã làm nên sức sống cho một xóm nghèo ở phường 9, TP. Tuy Hòa, Phú Yên. Nhờ ốc ruốc, bà con có cơm áo đủ đầy, con em học hành tử tế…
Trên vùng biển Cà Mau, thường xuyên có từ 10 đến 15 nghìn tàu khai thác thủy sản; trong đó có hàng nghìn tàu công suất nhỏ, hoạt động ven bờ dẫn đến nguy cơ nguồn lợi thủy sản bị tận diệt.
Bất chấp lệnh cấm ngang ngược từ phía Trung Quốc, những ngày này, ngư dân các tỉnh ven biển miền Trung vẫn chuẩn bị ra khơi đánh bắt. Với họ, lệnh cấm đánh bắt trên Biển Đông của Trung Quốc là vô giá trị bởi Biển Đông mãi luôn là ngư trường truyền thống của ngư dân Việt Nam, là vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam…
Vân Đồn có tổng diện tích tự nhiên 551,23km2 (phần diện tích nổi) gồm 1 thị trấn và 11 xã, trong đó có 5 xã đảo với nhiều tiềm năng thế mạnh để phát triển du lịch, dịch vụ và khai thác, nuôi trồng thuỷ sản. Nhiều năm qua, Vân Đồn đã xác định thuỷ sản là một trong những ngành mũi nhọn của địa phương, vì thế đã có nhiều nghị quyết chuyên đề lãnh đạo phát triển bền vững lĩnh vực này.