Nhận được nhiều hỗ trợ từ phía địa phương, cộng đồng, ngư dân Quảng Ngãi đã mạnh dạn vay vốn, bán hoặc chuyển hoán tàu cũ công suất nhỏ để đầu tư đóng mới tàu công suất lớn ra khơi trong vụ cá Nam.
Nhìn từ góc độ chuyên gia, ông Nguyễn Xuân An- Phó Chủ tịch Hiệp hội XKLĐ Việt Nam chia sẻ thực tế nghề này và những tư vấn thiết thực cho lao động.
Từ tháng 9 đến tháng 2 âm lịch hàng năm là mùa sinh sản của cua biển. Cũng vì vậy, cua con theo nước biển đổ vào các kênh, rạch trong đất liền. Đây chính là thời điểm người dân sống ở các xã ven biển vùng U Minh Thượng (Kiên Giang) vào mùa kéo cua biển giống để nuôi hoặc bán cho những người nuôi cua thương phẩm.
Ngày 24/4, Đài thông tin Duyên Hải Cần Thơ phối hợp với Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Sóc Trăng tổ chức tập huấn thiết bị kết nối vệ tinh cho trên 60 chủ phương tiện và thuyền trưởng thuộc Thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề tỉnh Sóc Trăng. Đây là Dự án Hệ thống quan sát tàu cá, vùng đánh bắt và nguồn lợi thủy sản bằng công nghệ vệ tinh (MOVIMAR).
Vào những ngày này, người dân xã Trung Giang (Gio Linh, Quảng Trị) đang bước vào vụ khai thác sứa biển. Phần lớn ngư dân trong xã tạm thời chuyển từ nghề cào nghêu, đánh bắt ven bờ sang đánh bắt sứa vì có thu nhập khá hơn.
Bao đời nay, ngư dân Quảng Ngãi vẫn kiên cường bám biển Hoàng Sa, dù phải chịu vô vàn khó khăn do thiên tai, nhân tai. Hơn bao giờ hết, họ rất cần được tiếp sức. Đây cũng là những cố gắng mà chính quyền tỉnh Quảng Ngãi đang nỗ lực thực hiện, như những chia sẻ của ông Phan Huy Hoàng (ảnh), Phó Giám đốc Sở NN&PTNT kiêm Chủ tịch Hội Nghề cá Quảng Ngãi.
Nhiều địa phương tiến hành tổ chức các mô hình tổ đoàn kết sản xuất, tổ hợp tác, mô hình tàu mẹ – tàu con… hỗ trợ nhau bám biển lâu dài, nhưng hầu như vẫn chưa đạt hiệu quả.
Người Mông ở Sa Pa, Lào Cai, có một nghề độc đáo, đó là nghề săn cá trên dòng suối Mường Hoa vào dịp nắng mới đầu xuân rất thiện nghệ.
Trên những chuyến biển lênh đênh giữa đại dương thì con thuyền được xem là ngôi nhà của ngư dân. Để những chuyến ra khơi an toàn, hiệu quả thì con thuyền phải thật sự vững chắc, bền bỉ trước sóng to gió lớn. Vì vậy, những người thợ đóng tàu thuyền vẫn thường được xem là những người song hành tiếp sức cho ngư dân vươn khơi bám biển.
Đánh bắt thủy sản nội địa (ĐBTSNĐ) ở ĐBSCL phân tán ở nhiều môi trường khác nhau, tạo sinh kế cho nhiều lao động trực tiếp, gián tiếp; là nguồn cung cấp thức ăn cho phép cộng đồng dân cư có nguồn bổ sung dinh dưỡng khá ổn định. ĐBTSNĐ ở khu vực này cũng gắn liền với văn hóa và tạo những vai trò bổ sung cho các thành viên trong gia đình. Để đánh giá quy mô, giá trị của ngành ĐBTSNĐ là công việc khó khăn và phức tạp.