Lúc 16g ngày 15-12, sau 98 giờ vượt khoảng 856km trong điều kiện thời tiết phức tạp, tàu Trường Sa 04 (Lữ đoàn 125 hải quân) đã lai kéo tàu cá QNg 96355TS về cảng hải đoàn 129 (Vũng Tàu) an toàn.
Đã thành nhiệm vụ thường xuyên, trong những chuyến ra khơi, các thành viên trong đoàn thuyền của các xã Giao Long, Giao Hải (Giao Thủy, Nam Định) vừa đánh bắt thủy hải sản vừa kết hợp nắm tình hình hoạt động của các loại phương tiện tàu, thuyền hoạt động khai thác thủy hải sản trái phép và các hành vi vi phạm pháp luật, phát hiện những tàu lạ của nước ngoài vi phạm chủ quyền an ninh vùng biển để thông báo cho cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Quất Lâm kịp thời đấu tranh, xử lý.
Từ ngày 13 đến 16-12, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Sở NN&PTNT Ninh Thuận) đã lắp đặt (đợt một) 10 bộ thiết bị kết nối vệ tinh cho các tàu đánh bắt cá.
Tính đến nay tổng sản lượng khai thác trên toàn tỉnh Quảng Ninh đạt 56.764 tấn, tăng 11,3% so với kế hoạch và 8% so với cùng kỳ.
Nguồn thủy hải sản ngày càng khan hiếm, những hiểm nguy từ thiên tai, nhân tai luôn rình rập mỗi khi ra khơi khiến các ngư dân miền Trung phải nhạy bén để thích nghi với điều kiện đánh bắt. Có nhiều “tập đoàn” tàu cá của ngư dân được thành lập, việc chuyển đổi hình thức đánh bắt đang giúp họ có thể làm giàu từ biển.
Được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư Quảng Ngãi, năm 2012 Trạm Khuyến nông huyện Đức Phổ thực hiện mô hình nuôi tôm hùm lồng ở cửa biển Sa Huỳnh do hộ anh Đỗ Văn Được ở thôn Thạch Bi 1, xã Phổ Thạnh (Đức Phổ) thực hiện, với quy mô 3 lồng nuôi khoảng 15m3.
Pháp luật về quản lý hoạt động của tàu cá được ghi nhận trong Luật Thuỷ sản 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, những quy định đó sau một thời gian thực hiện đã bộc lộ nhiều bất cập cần sửa đổi, hoàn thiện.
Tình trạng khai thác quá mức đã và đang dẫn đến hậu quả nguồn lợi hải sản bị cạn kiệt, nhiều loài có giá trị kinh tế quý hiếm ở vùng ven bờ đang bị đe dọa tuyệt chủng, đời sống của nhiều ngư dân gặp khó khăn. Vì vậy, bảo vệ, khôi phục và phát triển nguồn lợi hải sản và khai thác hợp lý để phát triển bền vững đang là vấn đề cấp thiết đặt.
Theo các bậc cao niên ở làng chài ven biển Nam Ô 2 (phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu), từ đời cha ông họ, nghề cá ở đây đã rất phát triển. Sau ngày Đà Nẵng giải phóng, làng chài vẫn còn đội tàu gỗ hàng chục chiếc, chuyên đánh bắt cá cơm than, còn thúng máy khoảng trên 400 chiếc.
An Bình (đảo Bé) là một xã đảo của huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi. Mùa biển động đảo Bé thường xuyên bị chia cắt, cô lập với bên ngoài, nên cuộc sống người dân nơi đây gặp muôn vàn khó khăn. Đặc biệt là tình trạng thiếu lương thực thường xuyên tái diễn mỗi khi đảo bị cô lập bởi thời tiết xấu. Trước tình hình đó, người dân đảo bé đã tự chủ động dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm để sử dụng trong mùa biển động.