Những ngày qua, ngư dân tại các vùng biển đồng loạt bước vào vụ sản xuất chính trong năm. Ngành chức năng cũng đã đề ra nhiều giải pháp để đồng hành với các chuyến xa khơi của ngư dân.
Mãi đến nay, niềm ao ước được theo ngư dân một chuyến đánh bắt tôm hùm giống của tôi mới được toại nguyện. Sau thời gian dài neo ghe để dự lễ hội Cầu ngư và nghỉ qua con trăng, sáng 1/4, ngư dân Lê Công Chỉnh, chủ ghe BĐ 10665 TS ở thôn Hải Nam, xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, Bình Định) gọi điện cho tôi: “Chiều nay ghe tui đi đánh tôm hùm, anh có tham gia thì vác ba lô xuống đi”.
“Ngày xưa, không có máy móc, thiết bị hiện đại như bây giờ nên mỗi lần ra khơi là ngư dân chúng tôi phải dựa vào kinh nghiệm nắm bắt quy luật luân chuyển của dòng hải lưu theo từng tháng trong năm mà đoán định luồng cá.
Từ khi thành lập những “Tổ cộng đồng khai thác thủy sản trên biển”, các tàu cá huyện Hoài Nhơn (Bình Định) đã liên kết, hình thành các tổ, nhóm cộng đồng còn giúp ngư dân địa phương bám biển dài ngày, hỗ trợ nhau khi gặp tai nạn, sự cố trên biển, góp phần bảo vệ ngư trường khai thác được tốt hơn.
Trước thực trạng nguồn lợi thủy sản ngày càng khan hiếm khiến một số tàu lưới rê phải nằm bờ vì hoạt động đánh bắt không hiệu quả. Được sự vận động của Trung tâm khuyến nông tỉnh nhiều ngư dân đã mạnh dạn chuyển đổi từ cách đánh bắt truyền thống sang đánh bắt bằng lưới rê hỗn hợp mang lại hiệu quả cao.
Xóm Ghe thị trấn Sơn Tịnh (Sơn Tịnh) nằm bên sông Trà Khúc. Nhiều thế hệ người dân nơi đây dùng những chiếc ghe nan, ghe nhôm đánh bắt cá, tôm trên sông đắp đổi qua ngày. Nhưng giờ, sông cạn, cá tôm cũng ít dần, bà con xô dạt mưu sinh.
Bà Hồ Thanh Nghi – Giám đốc Đài Thông tin duyên hải (TTDH) Kiên Giang (trực thuộc Công ty TNHH một thành viên Thông tin điện tử hàng hải Việt Nam – VISHIPEL) – cho biết dự án lắp đặt hệ thống quan sát tàu cá, vùng đánh bắt và nguồn lợi thuỷ sản bằng vệ tinh (MOVIMAR) được chính phủ hai nước Việt Nam và Pháp ký kết hợp tác triển khai từ năm 2011 đến năm 2013.
Giá trị sản lượng đội tàu xa bờ tỷ trọng còn khiêm tốn
Vụ cá bắc năm 2012 – 2013, thời tiết thuận lợi, tần xuất mưa bão trên biển ít nên ngư dân yên tâm bám biển dài ngày.
Hai năm trở lại đây, từ tập quán đánh bắt gần bờ, nhiều ngư dân ở Thừa Thiên – Huế đã tiến ra vùng biển Hoàng Sa để làm giàu và bảo vệ chủ quyền biển đảo.