Câu cá ngừ đại dương là nghề mới của ngư dân Quảng Ngãi, gần đây nhiều tàu cá chuyên làm nghề lưới chuồn ở xã Nghĩa An, huyện Tư Nghĩa đã mạnh dạn chuyển sang nghề câu cá ngừ đại dương mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Gia đình anh Bảo đã ba đời sống bằng cái nghề này, có từ đời ông và bây giờ là cha và cả ba anh em của anh Bảo cũng vậy. “Nghề này là cái nghề “hạ bạc” rồi anh ơi, bởi “Nhất phá sơn lâm, nhì đâm hà bá” mà, sống theo con nước lớn ròng. Nhưng nếu lên bờ thì tụi em sống không được, đã quen rồi với nghề sông nước” – đêm về khuya, anh Bảo tâm sự như vậy.
Đến nay, UBND tỉnh Phú Yên đã phê duyệt danh sách 657 tàu thuyền của ngư dân trên địa bàn tỉnh đủ điều kiện tham gia khai thác hải sản trên các vùng biển xa.
Bảo vệ nguồn lợi hải sản ven bờ là một trong những hoạt động thiết thực thể hiện tình yêu biển đảo của ngư dân Quảng Nam. Mô hình “đồng quản lý vùng biển” là ví dụ sinh động.
Đó là hiện tượng rất phổ biến tại các chợ quê ngoại thành Long Xuyên đến vùng Tứ giác Long Xuyên, khi cá đồng nước thưa thớt dần. Với các loài cá nuôi bè, ao, hầm… thì giá rất phải chăng, còn cá đồng rặt lại bán không chừng đỗi, khiến người tiêu dùng khi cầm tiền mua cho bữa ăn gia đình phải cân nhắc, đắn đo…
Ông Phan Nhật Thanh – Phó chi cục trưởng Chi cục Khai thác & Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Bến Tre – cho biết, đơn vị này đang triển khai lắp đặt 100 thiết bị kết nối vệ tinh cho tàu đánh bắt xa bờ.
Sau hơn nửa tháng kể từ ngày xuất bến, đội tàu đánh bắt xa bờ của ngư dân Đà Nẵng lần lượt cập Cảng cá Thọ Quang, chuyển lên bờ hàng chục tấn hải sản tươi rói. Theo ghi nhận của chúng tôi, chuyến biển đầu năm, tàu nào tàu nấy đầy ắp cá, toàn loại chất lượng cao.
Trước tình hình thời tiết ngày càng diễn ra bất lợi không chỉ ảnh hưởng nông nghiệp mà còn gây tác động sâu sắc đến ngư trường biển; trong bối cảnh xăng dầu cứ ngấp nghé đòi tăng, nguồn lợi biển ngày một cạn kiệt, PV Báo Bình Thuận đã có cuộc trao đổi với ông Huỳnh Quang Huy – Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bình Thuận về việc nâng cao hiệu quả đánh bắt hải sản năm 2013.
Khác với nghề cào hến trước đây hoàn toàn dựa vào sức người, những năm gần đây người dân làm nghề cào hến ở xã Gio Mai (Gio Linh, Quảng Trị) đã đỡ vất vả và giảm sức lao động nhờ biết tận dụng lực thuyền vào việc cào hến. Từ sau tết đến nay, giá hến tăng từ 20 – 25 ngàn đồng/xô lên 50 – 60 ngàn đồng/xô nên người làm nghề cào hến ở đây rất phấn khởi.
Đầu tư cả trăm triệu đồng cho chuyến ra khơi đầu năm, nhưng ngư dân nhiều địa phương không an lòng bởi vấn đề giá cả, nguồn lao động, luồng lạch, thời tiết… vẫn chưa thực sự thuận lợi.