(TSVN) – Hội chứng Tôm chết sớm (EMS) có khả năng gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cho người nuôi tôm. Sau nhiều nghiên cứu, “liệu pháp dinh dưỡng” đang được đề xuất là giải pháp hàng đầu trong việc phòng trị Hội chứng nguy hại này.
Từ khi xuất hiện tại Việt Nam năm 2010, Hội chứng Tôm chết sớm (EMS) đã gây ra nhiều thiệt hại nặng nề cho các hộ nuôi tôm. Tôm mắc EMS có nguy cơ chết sớm trong vòng 30 ngày sau khi thả giống, tỷ lệ tôm chết trong vụ nuôi có thể lên tới trên 70%.
Tại Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổ chức Sức khoẻ Động vật Thế giới (OIE), các tổ chức quốc tế (World Bank, FAO, Global Aquaculture Alliance) cùng một số doanh nghiệp đã phối hợp với các chuyên gia đến từ trường Đại học Arizona (Mỹ) để nghiên cứu nguyên nhân. Theo đó, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến Hội chứng Tôm chết sớm nhưng chủ yếu vẫn do tôm mắc bệnh Hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND). Nhóm chuyên gia đã phân lập được tác nhân gây bệnh chính là do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus tạo ra một độc tố mạnh phá hủy mô và làm rối loạn chức năng gan tụy trong hệ thống tiêu hóa của tôm.
Các chuyên gia đã đưa ra nhiều giải pháp phòng trị Hội chứng Tôm chết sớm để bảo vệ các vụ tôm, hạn chế tối đa những tổn hại kinh tế cho người nuôi.
Các thông tin về đặc điểm mầm bệnh, con đường lây lan, các tương tác của mầm bệnh với tôm và môi trường cũng được xác định. Trên cơ sở đó, nhiều giải pháp thiết thực phòng trị EMS được đề xuất và áp dụng trong nhiều năm qua như: điều chỉnh môi trường nuôi thả, chọn con giống tốt sạch bệnh, quản lý ao nuôi chặt chẽ, phục hồi trạng thái ao nuôi với vi sinh có lợi…
Tuy nhiên, các giải pháp trên chỉ ở mức tương đối, khó trị dứt. Mầm bệnh Vibrio parahaemolyticus phát triển rất nhanh, chưa đầy 12 tiếng sau khi nhiễm mầm bệnh, tôm bệnh lập tức trở thành nguồn lây cho các tôm khoẻ qua đường nước, phân và cả xác tôm chết. Trường hợp ao nuôi được tẩy trùng bằng Chlorine trước khi thả tôm giống, vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus vẫn có thể phục hồi nhanh hơn nhiều so với các vi khuẩn cạnh tranh có lợi khác.
Sau thời gian nghiên cứu, liệu pháp dinh dưỡng đang được đánh giá là giải pháp vượt trội nhất, giúp hiệu quả phòng trị lâu dài, hạn chế tối đa nguy cơ tôm nhiễm EMS. Giải pháp này tập trung duy trì tình trạng sức khỏe tối ưu, điều trị những triệu chứng liên quan đến bệnh của vật nuôi thông qua chế độ dinh dưỡng thiết kế đặc biệt và được xem như là loại thuốc phòng ngừa.
Tiến sĩ Trần Thị Tuyết Hoa (Trưởng Bộ môn Bệnh học Thủy sản, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ) đã xác nhận: “Tôm nuôi nếu được cho ăn loại thức ăn có bổ sung các chất tăng cường miễn dịch phù hợp sẽ giúp tôm kháng bệnh truyền nhiễm tốt hơn”. (Trần Thị Tuyết Hoa và ctv., 2020)
Với hiệu quả vượt trội giúp tăng cường miễn dịch, kháng lại các bệnh nguy hiểm khi cho tôm ăn thức ăn có bổ sung các dưỡng chất phù hợp, thức ăn chức năng Super Shield của Grobest đã được phát triển. Đây là loại thức ăn có vai trò nòng cốt trong việc thực hiện liệu pháp dinh dưỡng giúp người nuôi tôm giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực do EMS gây ra.
Thức ăn chức năng Super Shield được tin dùng khi áp dụng giải pháp liệu pháp dinh dưỡng phòng trị Hội chứng tôm chết sớm.
Trong đó, Super Shield mang đến nguồn dinh dưỡng toàn diện nhờ thành phần chứa hàm lượng protein tối thiểu 43%, tổ hợp hoàn chỉnh 10 axit amin và peptides, chất phụ gia nguồn gốc tự nhiên với công thức độc quyền, tăng thêm coenzyme. Sản phẩm tạo điều kiện sản sinh các enzym tiêu hóa, tăng khả năng miễn nhiễm của ruột, bảo vệ đường ruột và tăng khả năng kháng bệnh. Đặc biệt, loại thức ăn chức năng này của Grobest còn giúp tăng cường chức năng gan tuỵ, bảo vệ tôm khỏi các tác nhân có thể làm rối loạn chức năng gan tụy như vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus.
Sử dụng thức ăn chức năng Super Shield, người nuôi tôm phấn khởi với những mùa vụ“Tôm khỏe – Về đích”.
Chế độ dinh dưỡng tốt là chìa khóa mang lại sức khỏe tốt, do dó, Super Shield được xem là loại thức ăn chức năng cần cho tôm để ăn kèm lâu dài với thức ăn chính trong xuyên suốt quá trình nuôi nhằm tăng cường sức đề kháng cho tôm, tăng khả năng chống chọi với những tác động từ môi trường, đặc biệt là mầm bệnh gây Hội chứng Tôm chết sớm.
* NGUỒN THAM KHẢO
https://thuysanvietnam.com.vn/doi-pho-voi-hoi-chung-tom-chet-som-ems/
Trần Thị Tuyết Hoa, Lê Quốc Việt, Trần Thị Mỹ Duyên, Trần Nguyễn Duy Khoa, Trần Ngọc Hải và Ahn Hyeong Chul, 2020. Ảnh hưởng của chế độ cho ăn kháng thể lòng đỏ trứng gà lên đáp ứng miễn dịch và khả năng đề kháng bệnh của tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(5B): 193-200.