(TSVN) – Liên tiếp 6 vụ nuôi gần đây, dù diện tích ao nuôi rất nhỏ và có những thời điểm vụ nuôi không mấy thuận lợi hay giá tôm xuống thấp như năm nay, nhưng anh Nguyễn Văn Ten, ở xã Gia Hòa 2, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng vẫn luôn có được lợi nhuận, thấp nhất cũng 20 triệu đồng, còn cao nhất lên đến 220 triệu đồng.
Anh Ten (giữa) và phần thưởng từ C.P. Việt Nam cho thành quả nuôi tôm về size lớn. Ảnh: Xuân Trường
Thành công trên được anh Ten lý giải là nhờ áp dụng mô hình CPF-Combine Mini do cán bộ kỹ thuật của Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam tư vấn và chuyển giao. Với diện tích vỏn vẹn có 6.000 m2, trước đây, dù có nằm mơ, anh Ten cũng dám không nghĩ tới chuyện nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao. Vậy mà điều đó lại trở thành hiện thực, một hiện thức rất đẹp, khi không chỉ giúp anh vơi đi nỗi lo nợ nần vì tôm thiệt hại do dịch bệnh, mà còn đều đặn mang về cho anh mức lợi nhuận từ vài chục đến vài trăm triệu đồng qua mỗi vụ.
Trở lại với mô hình của anh Ten, trên diện tích 6.000 m2, anh được cán bộ kỹ thuật C.P tư vấn thiết kế hệ thống ao nuôi CPF-Combine mini, gồm: 2 ao tròn nổi bạt đáy khung sắt, diện tích 250 m2/ao, 1 ao sẵn sàng, còn lại là ao chứa, ao xử lý… Trong vụ nuôi mới đây, dù điều kiện độ mặn, thời tiết không mấy thuận lợi, nhưng với kinh nghiệm thành công từ những vụ nuôi trước, anh vẫn mạnh dạn thả nuôi 80.000 post tôm thẻ thế hệ mới G20 của CP. Trong suốt vụ nuôi, anh luôn thực hiện theo đúng quy trình đã được C.P chuyển giao, cùng bộ sản phẩm thức ăn, vi sinh, chất xử lý… chất lượng cao của CP. Chính điều này đã giúp tôm nuôi của anh vượt qua khó khăn ngoại cảnh, mang về cho anh 2 tấn tôm size 23 con/kg và 1 tấn size 35 con/kg. Tuy giá tôm thời điểm thu hoạch đã giảm mạnh chỉ còn 140.000 đồng/kg đối với tôm 23 con/kg và 115.000 đồng/kg đối với tôm 35 con/kg, nhưng anh vẫn có lợi nhuận 90 triệu đồng. Trong bối cảnh giá vật tư đầu vào tăng cao, giá tôm xuống thấp, mức tỷ suất lợi nhuận/chi phí 23% ở vụ nuôi vừa qua mà anh Ten đạt được là khá cao và không phải mô hình nào cũng đạt được.
Nhờ sử dụng bộ sản phẩm đầu vào chất lượng cùng kỹ thuật của C.P. nên tôm của anh Ten không chỉ tăng trọng nhanh, đạt đầu con
mà còn có màu sắc đẹp, bán được giá cao
Đến nay anh Ten đã trãi qua 6 vụ nuôi và cả 6 vụ anh đều thành công. Điều làm anh Ten nhớ nhất là ở ngay vụ nuôi đầu tiên anh vướng phải khó khăn từ đợt dịch COVID-19. Vậy mà anh vẫn thắng lớn khi thu hoạch 2,6 tấn tôm soze 25 con/kg. Sau COVID-19, giá tôm tăng trở lại, anh tiếp tục thả nuôi 80.000 post của C.P và lần này thành công thật sự đến với anh khi mức lợi nhuận lên đến 220 triệu đồng, nhờ tôm size 25 – 26 con/kg có giá lên đến 195.000 đồng/kg. Liên tiếp từ đó đến nay, chỉ duy nhất 1 lần tôm nuôi không đạt như ý khi chỉ cho thu hoạch 1,4 tấn size 70 con/kg, nhưng anh Ten cũng có lời 20 triệu đồng, còn lại mức lợi nhuận đế trên 100 triệu đồng mỗi vụ.
Không quá bất ngờ trước thành công từ mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao siêu nhỏ, với tên gọi: CPF-Combine Mini của anh Ten, bởi cũng trên địa bàn 6 xã vùng tôm – lúa của huyện Mỹ Xuyên cũng đã có không ít người thành công với mô hình này, mà một trong số đó là anh Nguyễn Văn Mắn, ở xã Gia Hòa 1. Nói như thế để thấy rằng, đây là mô hình thực sự hiệu quả, đã được kiểm chứng qua thực tế tại nhiều vùng nuôi khác nhau không chỉ ở Sóc Trăng mà cả khu vực ĐBSCL. Tuy nhiên, nếu so với mức khởi điểm của anh Mắn, thì mô hình của anh Ten xứng đáng với tên gọi CPF-Combine siêu mini hơn, vì mỗi ao chỉ có 250 m2, nên thành công trên càng có ý nghĩa hơn, nhất là trong bối cảnh tôm nuôi ngày một khó khăn, giá tôm trồi sụt thất thường.
Mai Trường