Bón vôi nhiều ở những vùng trũng của đáy ao, nơi có nhiều phèn. Rải vôi đều khắp mặt ao, bờ ao. Có thể cày bừa đáy ao để vôi ngấm sâu vào đất giúp diệt khuẩn, tăng khả năng khoáng hóa cho đất…
Sử dụng vôi cải tạo, gây màu nước
Có rất nhiều loại vôi như vôi nông nghiệp hay đá vôi (CaCO3), vôi Dolomite hay đá vôi đen (CaMg(CO3)2), vôi sống (CaO) và vôi tôi (Ca(OH)2). Khi cải tạo ao, trước tiên cần phải xác định được pH đất, chất đáy ao, mức độ nhiễm phèn, xì phèn của ao tôm cá từ đấy xác định loại vôi và liều lượng sử dụng cho phù hợp. Để trung hòa axit (nâng cao pH) thì có thể sử dụng những loại vôi như CaO, Ca(OH)2 sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
Bón vôi nhiều ở những vùng trũng của đáy ao, nơi có nhiều phèn. Rải vôi đều khắp mặt ao, bờ ao. Có thể cày bừa đáy ao để vôi ngấm sâu vào đất giúp diệt khuẩn, tăng khả năng khoáng hóa cho đất…
Khi cấp nước vào ao nuôi, cần kiểm tra pH, độ kiềm. Nếu pH và độ kiềm thấp có thể dùng vôi Dolomite và CaCO3. Hai loại vôi này sử dụng kết hợp sẽ làm tăng pH, độ kiềm, đồng thời giúp gây màu nước nhanh hơn.
Hiện nay, trên thị trường có các sản phẩm vôi Dolomite, CaCO3 có hàm lượng cao của các thương hiệu DOLOMITE; CANXIMAX siêu mịn của Vôi Càng Long; DOLOMITE, SUPER CANXI của Công ty Thiên Tân; Vôi vột CaO; CANXI CARBONATE, DOLOMITE của Công ty CP Khoáng sản Hải Phòng.
Sử dụng hóa chất khi cải tạo ao
Cần sử dụng hợp lý hóa chất trong khi chuẩn bị ao nuôi
Nếu ao nuôi tôm cá bị bệnh từ vụ trước thì ngoài việc dùng vôi phải dùng thêm một số hóa chất khác như: Chlorine, thuốc tím (KMnO4), formol, BKC… Những loại hóa chất này đều có công dụng là diệt khuẩn nước, tiêu diệt mầm bệnh virus, nguyên sinh động vật, vi khuẩn… Các sản phẩm của các loại hóa chất thường có xuất xứ khác nhau, nồng độ thay đổi khác nhau (BKC từ 10 – 80%, Chlorine 70%…). Do đó, khi sử dụng vào các mục đích khác nhau cần lưu ý về liều lượng sử dụng.
Chlorine là sản phẩm thương mại thường được sử dụng nhiều trong NTTS, đặc biệt là phòng trừ dịch bệnh. Tuy nhiên, Chlorine tự do tồn tại trong nước sẽ gây độc cho tôm cá và thủy sinh vật nói chung. Do đó, trong trường hợp khử trùng nước bằng Chlorine cần sục khí mạnh hoặc khử Chlorine tồn dư bằng Natri thiosulfat (Na2S2O3), theo tính toán để loại bỏ 1mg/l Clo cần dùng 6,99 mg/l Na2S2O3.
Nếu trong trường hợp nguồn nước cấp vào ao nuôi bị nhiễm kim loại nặng hoặc hóa chất độc hại có thể sử dụng EDTA (Ethylene Diamine Tetraacetic Acid). Khi cấp nước vào ao (1 – 1,2 m) có thể dùng EDTA với liều lượng 2 – 5 kg/1.000 m3 nước để xử lý nước trước khi gây màu, thả giống.