Một số thay đổi trong thực hiện FTA giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu

Chưa có đánh giá về bài viết

(TSVN) – Bộ Công thương vừa ban hành Thông tư số 01/2024/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2016/TT-BCT ngày 29/2016 của Bộ trưởng Bộ Công thương quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu.

Ảnh minh họa.

Cụ thể, từ ngày 01/3/2024, sẽ thay thế Phụ lục II – Quy tắc cụ thể mặt hàng (PSR) tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 21/2016/TT-BCT (đã được thay thế bằng Phụ lục tại Điều 2 Thông tư số 11/2018/TT-BCT) bằng Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

Thứ hai, sửa đổi, bổ sung Điều 3 Thông tư số 21 (đã được sửa đổi bổ sung bởi Điều 1 Thông tư 11 như sau: Quy trình chứng nhận và kiểm tra Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) thực hiện theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 21; Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 8/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa và các quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa.

Cơ quan, tổ chức cấp C/O xem xét cấp C/O mẫu EAV theo PSR phiên bản HS 2022 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này, bao gồm việc cấp mẫu C/O cho lô hàng xuất khẩu, giao hàng từ ngày 01/10/2023 để được hưởng ưu đãi thuế quan theo quy định của Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu; Cơ quan hải quan chấp nhận C/O mẫu EAV được cấp kể từ ngày 01/10/2023 theo PSR phiên bản HS 2022. 

Cùng đó, thông tư này bãi bỏ Thông tư số 11/2018/TT-BCT ngày 29/5/2015 của Bộ Công thương sửa đổi, bổ sung Thông tư số 21/2016/TT-BCT ngày 20/9/2016 quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu.

PV

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!