Trước những thách thức trong nuôi tôm hiện nay (dịch bệnh, ô nhiễm môi trường…) do phát triển diện tích thâm canh và bán thâm canh thì việc nuôi tôm quảng canh (QC): tôm – lúa, tôm – rừng… được xem là mô hình nuôi cho hiệu quả ổn định, bền vững.
Bệnh hoại tử gan tụy đang và sẽ là mối nguy lớn cho người nuôi tôm. Tôm giống có sức khỏe kém, gan tụy bị nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, gặp điều kiện môi trường không thuận lợi thì bệnh sẽ bùng phát.
Năm 2014, Công ty Omarsa của Ecuador trở thành nhà sản xuất tôm đầu tiên trên thế giới đạt chứng nhận ASC.
Theo tàu QNa 2070 TS của ngư dân Nguyễn Tám ở đảo Cù Lao Chàm, TP Hội An (tỉnh Quảng Nam), tôi có cuộc phiêu lưu thú vị khám phá nghề câu cá hố trắng xuất khẩu. Nghề câu cá hố thu hút người dân đảo này ngày càng đông. Loại cá này được thực khách Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… rất ưa chuộng.
Ấp Thiềng Liềng, xã Thạnh An, nơi gần tâm của rừng đước huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh, nổi tiếng bởi có giống cua trong rừng ngập mặn thượng hạng, đã trở thành đặc sản quý và rất đắt đỏ.
Những ngày giáp Tết, dọc theo kênh Long Phụng thuộc ấp Phương Hòa, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) người dân rủ nhau đi tát đìa, tát mương bắt cá bán chuẩn bị đón Tết rất nhộn nhịp.
Cá rô phi là đối tượng có khả năng kháng bệnh tốt. Tuy nhiên trong thời gian gần đây thì bệnh xuất huyết đang gây trở ngại, khó khăn cho nghề sản xuất giống và nuôi thương phẩm loài cá này.
Ngành tôm ngày một phát triển nhưng đằng sau đó là vấn đề ô nhiễm môi trường và dịch bệnh vẫn còn nan giải. Theo đó, việc hướng người dân tới những mô hình nuôi thân thiện môi trường mà vẫn hiệu quả là điều hết sức cần thiết; nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học là một giải pháp như thế.
Nửa tháng nay, cá thài bai xuất hiện nhiều ở ven biển phường 6, phía bắc cửa Đà Diễn, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
Tỷ lệ hao hụt lớn khi ương cá tra, basa giống ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung giống cho thị trường và hiệu quả nghề nuôi cá. Vì vậy, người nuôi cá cần tuân thủ kỹ thuật khi ương từ cá bột lên cá hương, cá giống.