Cùng với việc kiểm soát tốt chất lượng con giống đầu vào thì việc kiểm soát chỉ số pH nước ao nuôi cũng là khâu vô cùng quan trọng quyết định sự thành bại vụ tôm.
Tôm là loài động vật bậc thấp, thân nhiệt thay đổi theo môi trường, nhiệt độ thích hợp cho tôm sinh trưởng 27 – 32 độ C. Do vậy, khi nhiệt độ nước hạ thấp đột ngột sẽ tác động tiêu cực tới tăng trưởng của tôm, nên trong quá trình nuôi cần lưu ý một số vấn đề.
Cá ngừ đại dương thường sống ở tầng nước sâu; khi khai thác cá lên, nếu không sơ chế nhanh và bảo quản đúng kỹ thuật thì chất lượng thịt cá sẽ giảm, giá bán thấp.
Tôm khô là một trong những đặc sản nổi tiếng của Cà Mau. Được biết đến với sản lượng tôm nhiều nhất, chất lượng nhất của cả nước phải là tôm khô Rạch Tàu – Đất Mũi.
Trùn chỉ là động vật đáy sống ở nơi có dòng chảy, nhiều chất hữu cơ dơ bẩn, dài 1,5 – 3cm, đường kính thân 0,1 – 0,3mm, dùng làm thức ăn nuôi cá cảnh. Trước đây, “giun dân” chỉ dùng vợt vớt bùn với năng suất thấp khoảng 20 lon/ngày. Mới đây, nghề vớt được nâng cấp lên thành “đánh bắt” có sự trợ giúp của cơ giới, năng suất 40 – 50 lon/ngày.
VNN là bệnh do virus betanodavirus gây hoại tử thần kinh trên cá song, có tỷ lệ chết cao 70 – 100%. Bệnh thường phát triển mạnh ở cá hương, cá giống và giai đoạn đầu khi thả nuôi lồng.
Mỗi khi con nước lũ chở nặng phù sa của dòng Mekong đổ về miền Tây, cả vùng đất – nước ấy lại rạo rực cuộc sống, cuộc tái tạo mới. Cá, tôm, cua… béo mẫm, đặc sịt kênh rạch. Và hoa. Phù sa đổ về đến đâu, rực rỡ hoa cười đến đó. Nhìn sắc hoa trong mùa nước nổi, dân miền Tây biết phù sa nhiều hay ít, mùa lũ năm nay trúng hay thất.
Hằng năm, cứ gần Tết cổ truyền, ngư dân Khánh Hòa đưa tàu đánh cá lên bờ để tân trang.
Để nuôi một hecta tôm thẻ chân trắng (TTCT) thâm canh cần tới 11 – 26 tấn thức ăn và giá trị chiếm hơn 50% tổng chi phí đầu tư. Nếu quản lý thức ăn không tốt, giá thành nuôi tôm sẽ tăng, thức ăn dư thừa làm ô nhiễm môi trường…
Nghề nuôi lươn đang trở nên phổ biến ở ĐBSCL. Để mang lại hiệu quả cao, việc phòng và trị bệnh cho lươn cần được lưu ý.