(TSVN) – Nhờ chuyển đổi vùng nuôi tôm hay xảy ra dịch bệnh sang nuôi cá chim trắng vây vàng, nhiều hộ dân tại Hà Tĩnh đã đạt được hiệu quả kinh tế cao.
Không nuôi cá dưới ao đất hay bằng lồng bè ở các sông lớn như nhiều nông dân vẫn làm, thay vào đó, anh Nguyễn Chí Tâm ở Phường 6, TP Cao Lãnh lại dựng bể bạt dưới tán vườn xoài để nuôi cá chạch lấu và nhiều loài cá đặc sản. Mô hình này không chỉ giúp anh Tâm có lợi nhuận từ 400 – 500 triệu đồng/năm mà còn là bước đệm để anh bén duyên phát triển thêm nhiều dòng sản phẩm chế biến từ cá chạch lấu nhằm phục vụ đa dạng nhu cầu của người tiêu dùng.
(TSVN) – Năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Hoà Bình đã triển khai thực hiện xây dựng mô hình nuôi cá lăng nha trong lồng tại hồ chứa thủy điện Sơn La – Hoà Bình theo tiêu chuẩn VietGAP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm nhằm khuyến khích mở rộng mô hình nuôi cá lăng thương phẩm, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn.
Anh Nguyễn Văn Phương (46 tuổi) ở khu vực Bình Hưng, phường Phước Thới, quận Ô Môn, được nhiều người ở địa phương quý mến bởi ý chí, nghị lực vượt khó, xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả. Sau nhiều lần thất bại, anh đã trụ vững với nghề nuôi lươn, nuôi ếch và tận tình chia sẻ kinh nghiệm cho nhiều người.
Sau 1 năm triển khai, mô hình nuôi Tôm Càng xanh ở xã Phú Linh (Vị Xuyên) đang dần chứng minh được hiệu quả kinh tế, từng bước giúp nhiều hộ dân tăng thêm nguồn thu nhập, ổn định cuộc sống
(TSVN) – Việc sinh sản nhân tạo và nuôi thử nghiệm thương phẩm cá bống sông Trà thành công đã mở ra triển vọng phát triển nghề nuôi loài cá đặc sản này.
Từ năm 2023 đến nay, từ nguồn kinh phí khuyến nông quốc gia, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư (KN-KN) tỉnh đã triển khai dự án xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn trên ao lót bạt gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm. Dự án đã góp phần mở ra hướng nuôi mới có hiệu quả cho người nuôi tôm trên địa bàn, thay đổi nhận thức của người dân trong việc phát triển nuôi thủy sản theo hướng bền vững
Anh Lê Hồng Phương, sinh năm 1975, ở Ấp 6, xã Bình Thắng, huyện Bình Đại, là người tiên phong thành công với ý tưởng chuyển đổi từ nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn sang nuôi cá bông lau thương phẩm tự nhiên nhiều năm liền có lãi ròng trên 1 tỷ đồng/năm
(TSVN) – Cá leo là đối tượng dễ nuôi, ít dịch bệnh, thời gian tăng trưởng nhanh, thịt thơm ngon, có giá trị kinh tế cao. Những năm qua, mô hình nuôi cá leo được nhiều người dân Quảng Trị mạnh dạn đầu tư, phát triển mở rộng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
(TSVN) – Nhằm hỗ trợ người dân trong việc phòng ngừa bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND), nhóm nghiên cứu tại Đại học Tài Nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh, do ThS Lê Thị Phụng là chủ nhiệm đề tài, đã tiến hành thử nghiệm sản xuất chế phẩm sinh học mới để cải thiện môi trường nước, giúp tôm phát triển khỏe mạnh và nâng cao hiệu quả kinh tế.