Sóc Trăng có trên 18 ngàn ha nuôi thủy sản nước ngọt. Ưu thế của các mô hình nuôi thủy sản nước ngọt là có thể kết hợp với các mô hình khác, như mô hình lúa – cá, vườn – ao – chuồng hoặc đơn giản chỉ là nuôi nhiều loại cá trong cùng một diện tích, giúp nông dân thu nhập từ nhiều nguồn. Trong đó cá tai tượng được nhiều nông dân chọn nuôi vì cho thu nhập rất cao.
Khởi nghiệp từ nghề nuôi cá giống nhưng khi phong trào này không còn ngon ăn, chú Đinh Thanh Sơn (khóm Tân Bình, Phường An Hòa, TP. Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) quyết định chuyển hướng sang nghề nuôi cá kiểng.
“Không có vốn, nông dân nỗ lực đến mấy cũng đành bó tay. Vùng tôm này ra đời đã hàng chục năm, song mới thực sự khởi sắc dăm ba năm trở lại đây, khi Phòng Giao dịch Hòa Sơn thuộc Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT Hòa Vang giải ngân cho vay số tiền lớn”, ông Mai Phước Binh, Chi hội trưởng Chi hội Nghề nghiệp nuôi tôm nước lợ thôn Trường Định, xã Hòa Liên (huyện Hòa Vang), tổ trưởng tổ vay vốn cho biết.
Từ năm 2010 đến nay, nhiều hộ dân trong xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội triển khai nuôi ốc nhồi giống và ốc nhồi thương phẩm đã đem lại hiệu quả rõ rệt.
Đời sống nâng cao, tình làng nghĩa xóm cũng trở nên keo sơn, gắn bó. Đó là kết quả mà những người dân thôn Phú Long, xã Phổ Khánh (Đức Phổ) có được từ sự chuyển hướng phát triển kinh tế sang nuôi ếch và giúp nhau nhân rộng mô hình để cùng vươn lên làm giàu.
Người nuôi tôm xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn mới thả nuôi 19 triệu con tôm càng xanh giống trên diện tích gần 160 ha, trong đó khoảng 10 ha tôm toàn đực.
Tôm hùm ở Việt Nam phân bố nhiều nhất tại các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Đối tượng nuôi này có giá trị kinh tế cao, đang được chú trọng phát triển. Tuy nhiên, đây cũng là loài nuôi nhiều rủi ro.
Nhiều năm trở lại đây, nuôi tôm trên cát ở vùng ven biển tỉnh Quảng Bình phát triển khá mạnh với diện tích tăng lên mỗi năm. Tuy nhiên, vấn đề quy hoạch vùng nuôi mang tính chiến lược vẫn còn nhiều hạn chế và việc nuôi tôm trên cát phát triển manh mún, tự phát. Vì vậy, để hướng đến mục tiêu phát triển nuôi tôm theo hướng bền vững, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm thì việc tháo gỡ những khó khăn và mở ra một hướng đi mới cho nghề nuôi tôm là điều cần thiết.
Sở NN&PTNT Hậu Giang cho biết, địa phương đã xây dựng quy hoạch nuôi cá tra đến năm 2015 với tổng diện tích 700 ha và đến năm 2020 là 1.000 ha, tập trung ở các huyện Châu Thành, Phụng Hiệp và thị xã Ngã Bảy, nhằm đưa tổng sản lượng cá tra của tỉnh lên gần 150.000 tấn.
Vừa qua, nhiều diện tích nuôi tôm của hai huyện ven biển Thái Thụy và Tiền Hải bị chết, chủ yếu là do bệnh đốm trắng; các hộ nuôi trồng thủy sản tập trung khắc phục theo hướng dẫn của ngành chuyên môn. Đến nay, hiện tượng tôm chết được đẩy lùi.