Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Cà Mau đã tăng hơn 1.400 ha nuôi tôm công nghiệp, chủ yếu là ngoài vùng quy hoạch. Việc tăng diện tích nuôi tôm công nghiệp ngoài quy hoạch kéo theo nhiều hệ luỵ về kiểm soát dịch bệnh.
Anh Võ Văn Nhân (36 tuổi) ở thôn Xuân An, xã Hành Thuận (Nghĩa Hành, Quảng Ngãi) là người đầu tiên trong xã thực hiện thành công mô hình nuôi ếch công nghiệp, với doanh thu mỗi năm trên 1 tỷ đồng.
Vài năm trở lại đây, nhiều người dân ở ấp I, xã Bình Tấn, huyện Thanh Bình đã thành công với mô hình nuôi lươn trên cạn. Hiện, toàn ấp có khoảng 20 hộ nuôi, diện tích trung bình 20 – 30 m2/hộ.
Tôm sú luôn được chú trọng trong nuôi trồng thủy sản, vì vậy có nhiều mô hình hiệu quả cao. Cách làm của ông Trần Văn Tỷ (ấp Trung Điền, thôn Long Điền Đông, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) là một ví dụ tiêu biểu.
Năm 2013, ngoài việc triển khai các chương trình khuyến ngư thường xuyên như tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, biện pháp phòng trị một số bệnh thường gặp ở các loại thủy sản nước ngọt; triển khai 3 mô hình thâm canh cá tổng hợp trong ao theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP)… Trung tâm Thủy sản Thái Nguyên lần đầu tiên xây dựng mô hình hỗ trợ nông dân chăn nuôi thủy sản tại huyện Phú Lương với 4 hộ tham gia.
Đó là nhận định của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám tại Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp “Quản lý và phát triển bền vững nghề nuôi tôm hùm tại các tỉnh Duyên hải miền Trung” trong khuôn khổ Festival Thủy sản 2014, tại Phú Yên vừa qua.
Vừa qua, Phòng Kinh tế Hạ tầng phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau hoàn thiện các thủ tục đề nghị Cục Sở hữu Trí tuệ công nhận nhãn hiệu tập thể đối với thương hiệu cua Năm Căn.
Cá sặc rằn (Trichopodus pectoralis) là loài bản địa có giá trị kinh tế. Cá có thể nuôi được ở mật độ cao ở cả nước ngọt, lợ với chi phí thấp; là một trong những đối lượng nuôi quan trọng mang lại lợi nhuận cao đối với người dân vùng ĐBSCL.
Thủ tướng Chính phủ vừa chỉ đạo Bộ NN&PTNT xuất cấp (không thu tiền) 40 tấn hóa chất sát trùng Chlorine thuộc hàng dự trữ quốc gia hỗ trợ tỉnh Cà Mau phòng, chống dịch bệnh thủy sản.
Theo Sở NN&PTNT tỉnh Kon Tum, toàn tỉnh hiện có hàng chục nghìn ha diện tích mặt nước từ các ao, hồ thủy lợi, thủy điện có khả năng nuôi trồng thủy sản (NTTS); Đồng thời, tiếp tục được mở rộng khi các công trình thủy điện lớn trên địa bàn tích nước, như Thủy điện Thượng Kon Tum, Thủy điện Đắc Đrinh…