Ngày 22/1, tại Hà Nội, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã tổ chức tổng kết hoạt động khuyến nông năm 2013. TS Phan Huy Thông, Giám đốc Trung tâm chủ trì.
Những năm qua, tình hình nuôi thủy sản ở Bình Thuận gặp nhiều khó khăn, một số mô hình hiệu quả nuôi thấp, không có lãi. Nuôi thủy sản nước ngọt của tỉnh chủ yếu tập trung ở 2 huyện Đức Linh, Tánh Linh, một số ít nuôi ở Bắc Bình, Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, La Gi và Hàm Tân.
Theo Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, năm 2014, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ tăng diện tích nuôi trồng thủy sản lên 800.000 ha mặt nước, tăng 5.000 ha so năm 2013. Nhờ vậy, sản lượng thủy sản ở khu vực này sẽ đạt 2,4 triệu tấn, tăng hơn 400.000 tấn.
Cá đù đỏ (Sciaenops ocellatus) thích nghi tốt với môi trường, thịt thơm ngon, được nhiều người ưa dùng. Chúng đang được coi như đối tượng có thể thay thế tôm nuôi tại ao bị dịch bệnh.
Nằm bên dòng sông Sêrêpôk hoang dã, người dân thôn 5, xã Hòa Phú, TP. Buôn Ma Thuột nổi tiếng với nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là thành công trong việc đưa cá lăng đuôi đỏ vào nuôi trong ao nước tĩnh đã góp phần làm hồi sinh dòng cá bản địa quý hiếm trước nguy cơ bị tuyệt chủng.
Thị trấn Long Phú được xem là một trong ba địa bàn có diện tích trồng mía lớn của huyện Long Phú (Sóc Trăng) với hơn 200 ha… Nhưng cả cánh đồng mía bạt ngàn ngày nào giờ chỉ còn thưa thớt vài mảnh ruộng mía nằm đan xen với những ao tôm rộng lớn.
Theo báo cáo của Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bạc Liêu, năm 2013 diện tích thả nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa trên địa bàn huyện Phước Long là 5.600 ha (tập trung các xã Vĩnh Phú Tây, xã Phước Long, thị trấn Phước Long, xã Phong Thạnh Tây A, xã Phong Thạnh Tây B).
Bà con nuôi trồng thủy sản huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa – Vũng Tàu) đang rất phấn khởi khi mùa tôm vụ cuối năm thắng lớn. Theo ông Phạm Văn Chí, một hộ nuôi thành công tại đây cho biết, hiện tôm thẻ chân trắng cỡ 55 – 60con/kg có giá từ 190 – 200 ngàn đồng/kg. Đây là mức giá kỷ lục.
Thả nuôi các loài thủy sản nước ngọt trên ruộng lúa, sông rạch mùa lũ đã trở thành nghề của nhiều hộ tại các tỉnh ĐBSCL. Bởi không chỉ tận dụng được diện tích trống sau mùa vụ, mà còn giúp nâng cao thu nhập.
Thời gian gần đây, nghề nuôi thủy sản ở Phú Thọ không ngừng phát triển, nhiều địa phương không chỉ xóa đói giảm nghèo mà còn vươn lên trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế.