Nghề nuôi tôm công nghiệp thất bát, nhiều nơi “treo” đầm; trong tình thế khó khăn ấy, trên địa bàn huyện Đầm Dơi, Cà Mau lại xuất hiện những cách làm sáng tạo, thay đổi quy trình sản xuất, đạt năng suất, sản lượng cao. Nông dân không chỉ trúng mùa mà còn trúng giá. Đây thật sự là một tín hiệu vui không chỉ cho người nuôi tôm công nghiệp mà còn cho nền kinh tế của huyện nhà.
Câu chuyện về những con cá ở hồ Tân Quang nặng tới 30 kg mà người dân ở vùng biên giới xã Trịnh Tường (Bát Xát, Lào Cai) bắt được vẫn còn được người già trong bản truyền tai nhau. Ông Lạng, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Trịnh Tường kể lại: Giờ ở hồ vẫn còn nhiều cá to lắm, nhưng không kéo lưới được, bởi lòng hồ sâu và cá trú ẩn ở hang nên rất khó bắt. Dạo trước bắt được cá to ở hồ này là chuyện thường, nhưng giờ thì chỉ có “bắt” cá to do người dân nuôi thôi…
Sau 3 năm triển khai mô hình dạy nghề nuôi cá nước ngọt, xã Hòa Phong (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) đã vận động được hơn 70 học viên của 3 thôn Nam Thành, Khương Mỹ, Cẩm Toại Tây tham gia và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, nhất là trong việc làm giàu trên chính quê hương.
Chính sách đầu tư hạ tầng ngày càng hoàn thiện để người dân Trần Đề tiếp tục khai thác lợi thế của vùng đất ngập mặn ven biển thành công hơn.
Việc gia đình anh Cao Nhanh ở xã Phổ Thạnh (Đức Phổ, Quảng Ngãi) nuôi thành công cá hồng đỏ thương phẩm trong lồng tại vùng triều cửa biển Sa Huỳnh, đã mở ra hướng phát triển mới cho nuôi trồng thủy sản, giúp bà con tận dụng diện tích mặt nước biển để đa dạng hóa đối tượng nuôi, tạo nguồn thu nhập ổn định, vươn lên xóa đói, giảm nghèo.
Cá chình Anguilla marmorata dễ nuôi, ít bệnh, không tốn nhiều công chăm sóc và có thể tận dụng nguồn thức ăn có sẵn. Với giá bán cao và đầu ra ổn định, hiện cá chình đang trở thành loài nuôi thích hợp của nhiều hộ dân trên cả nước.
Dù sản phẩm cá khô bổi của huyện Trần Văn Thời nói riêng, tỉnh Cà Mau nói chung đã được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học – Công nghệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể “Cá khô bổi U Minh” vào năm 2011, nhưng thời gian qua, do chưa được sự quan tâm của người dân nên đến nay nhãn hiệu này vẫn chưa phát huy hiệu quả.
Nông dân 2 xã An Nhơn và Triệu Hải của huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng) đang tiếp cận nghề nuôi cá chẽm với những thành công bước đầu. Đây là giống cá nuôi sống được trong cả 3 môi trường nước mặn, nước lợ và nước ngọt, mang lại những lợi nhuận ổn định cho kinh tế hộ gia đình.
Những ao nuôi tôm thẻ chân trắng liên tiếp được đào mới từ những rẫy mía ven Sông Hậu thuộc địa bàn huyện Long Phú và Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng.
Những ngày qua, thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài khiến nhiều đối tượng nuôi thủy sản bị ảnh hưởng. Trước tình hình trên, Sở NN&PTNT Nam Định và các địa phương đã tăng cường hướng dẫn các hộ nuôi thực hiện các biện pháp phòng, chống rét cho các đối tượng nuôi nhằm giảm thiểu những thiệt hại do rét gây ra.