Những năm qua, nuôi trồng thủy sản trong cả nước gặp nhiều khó khăn từ những yếu tố khách quan và chủ quan. Trong hoàn cảnh đó, vẫn có nhiều mô hình đạt hiệu quả cao và rất cần được nhân rộng.
Nuôi cá nước lợ trong mùa bão lũ tuy phải đối mặt với rủi ro do thiên tai nhưng hiệu quả kinh tế mang lại rất cao, gấp 1,5 lần so với nuôi thông thường.
Không đơn thuần là thi thố tài năng nghệ thuật, Hội thi nông dân nuôi cá tra giỏi vùng ĐBSCL diễn ra tại TP. Vị Thanh vừa qua đã cho thấy thực trạng đời sống của người nuôi cá tra trong vùng gặp nhiều khó khăn, nhưng vẫn tiếp tục bám trụ với nghề. Minh chứng là các hộ đã thực hiện nhiều giải pháp liên kết trong sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, đáp ứng yêu cầu thị trường xuất khẩu.
Hiện nay, mô hình kết hợp tôm – cua – cá – lúa được nông dân huyện Hồng Dân áp dụng rộng rãi do hiệu quả kinh tế cao hơn so với sản xuất độc canh cây lúa. Theo đó, đời sống của nông dân được nâng lên, nhiều hộ có điều kiện mua sắm máy móc phục vụ sản xuất.
Qua 2 năm triển khai, Dự án nuôi cua mật độ cao (1 con/m2) của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản III Nha Trang tại huyện Trần Văn Thời đã và đang mang lại hiệu quả rất cao, sản lượng thu được từ 1,5 – 2 tấn/ha, góp phần cải thiện cuộc sống người dân.
Sau nhiều năm liên tiếp tôm nuôi được mùa nhưng mất giá, năm nay bà con ngư dân ở vùng ven biển và đầm phá có trọn niềm vui khi tôm, cá nuôi vừa được mùa, lại bán được giá.
Vĩnh Phúc có trên 3.590 ha mặt nước có đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản.
Nguồn cá giống có thể bắt được trong tự nhiên; thức ăn là những loại cá tạp tận dụng trong ao, đầm; ít tốn công chăm sóc, đầu ra ổn định là những ưu điểm thúc đẩy người dân sống quanh đầm Trà Ổ (huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) phát triển nghề nuôi cá bống tượng, vừa nuôi trong ao, vừa nuôi bằng lồng bè trên mặt đầm.
Khoảng 1 tháng nay, bệnh lạ hoành hành trên đàn tôm khiến người nuôi tôm Vạn Ninh (Khánh Hòa) ăn ngủ không yên. Người nuôi đang hy vọng cơ quan chức năng sớm tìm ra nguyên nhân và cách điều trị bệnh cho tôm.
Đó là khẳng định của ông Phạm Văn Tánh (ấp Thanh Nhung I, xã Phước Trung, huyện Gò Công Đông, Tiền Giang) khi vừa thu hoạch xong ao nuôi tôm đất 3.000m2 đầu tiên với lợi nhuận gần 20 triệu đồng. Đây là đối tượng tôm mới, kinh nghiệm nuôi chưa có nên tính ra hiệu quả nuôi chỉ mới đạt hơn 50%.