Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam vừa thông báo kết quả phân tích các chỉ tiêu môi trường tại các khu vực sông nước lợ, nước ao nuôi và kiểm tra bệnh tôm nuôi trên địa bàn tỉnh (đợt 1, tháng 6).
Là một trong những tổ chức giúp người dân liên kết cùng phát triển kinh tế, thời gian qua, HTX chế biến thủy sản đã có những đóng góp không nhỏ vào sự thay đổi kinh tế của các hộ xã viên ở nhiều địa phương. Nhưng có một thực tế hiện nay là sau nhiều năm hoạt động, đa số các HTX đều rơi vào tình trạng “đuối sức”. Để có thể tồn tại và đứng vững, đó là một thách thức lớn đối với nhiều HTX.
Nuôi cá lồng trên sông đã được thực hiện ở nhiều nơi trong cả nước, trong đó có Bắc Ninh, phương pháp này có nhiều ưu điểm so với nuôi trong mặt ao, đặc biệt là ở chất lượng thịt cá. Điều kiện nuôi cá lồng là vùng nước tĩnh, những khúc quanh và không ảnh hưởng tới giao thông đường thủy.
Từ một hộ nghèo nhất xã, nhờ nuôi ba ba, đến nay gia đình ông Nguyễn Tất Đạt (thôn Đồi Cao I, xã Yên Bình, thị xã Tam Điệp, Ninh Bình) đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Những năm trước đây, nuôi thủy sản nước lợ đã đem lại giá trị kinh tế cao cho những người dân ở xã Quảng Trường (Quảng Trạch). Thế nhưng, việc nuôi thủy sản của người dân những năm gần đây bị thua lỗ, họ đang đối mặt với những khó khăn.
Với mục đích giúp các hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế làm quen với sản xuất sản phẩm sạch, từ nguồn vốn khuyến nông quốc gia, lần đầu tiên Trung tâm Khuyến Nông lâm ngư xây dựng thành công mô hình nuôi cá rô phi đơn tính theo quy trình VietGap.
Nhờ chương trình khuyến ngư, giờ đây không ít những hộ đồng bào dân tộc miền núi có thêm nguồn thu nhập từ nuôi trồng thủy sản để cải thiện cuộc sống, vươn lên làm giàu. Song để làm được điều này không phải dễ.
Tại huyện Cờ Đỏ (TP Cần Thơ), phong trào nuôi rắn ri voi và rắn hổ hèo đang phát triển mạnh, nhất là xã Thới Đông, giúp nhiều hộ giảm nghèo và vươn lên làm giàu.
Ông Phạm Quang Tuyến (SN 1960) ngụ ấp Hưng Hòa, xã Tân Khánh Trung, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp đã chuyển đổi thành công việc nuôi cá lóc và thát lát cườm bằng thức ăn công nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Sau quá trình “trải nghiệm” các mô hình gây nuôi động vật khác nhau, anh Nguyễn Văn Nhân (thôn Lập An, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, TT – Huế) đã dừng chân ở mô hình nuôi cá sấu nước ngọt.