Phát huy thế mạnh nuôi trồng thủy sản các tỉnh phía Bắc

Chưa có đánh giá về bài viết

Ngày 16/5, tại Tuyên Quang, Bộ NN&PTNT phối hợp với UBND tỉnh tổ chức Hội nghị phát triển nuôi trồng thủy sản các tỉnh phía Bắc.

Các Đại biểu tham dự hội nghị

Các Đại biểu tham dự hội nghị.

Tham dự có ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT; ông Nguyễn Đình Quang, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang cùng lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ, Hội Nghề cá Việt Nam, Sở NN&PTNT 25 tỉnh, thành phố phía Bắc, một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, các tỉnh khu vực phía Bắc có nhiều tiềm năng cho phát triển thủy sản; từ năm 2010 đến nay, diện tích nuôi trồng thủy sản khu vực này tăng nhẹ, nhưng sản lượng thủy sản có tốc độ tăng khá. Năm 2016, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 205.253 ha, tăng 17.000 ha; sản lượng 805.391 tấn, tăng 300.000 tấn so năm trước. 5 tháng đầu năm 2017, diện tích nuôi trồng thủy sản của các tỉnh phía Bắc đạt 200.734 ha (bằng 96,8% kế hoạch diện tích thả nuôi năm 2017), trong đó, nuôi nước ngọt 158.237 ha, nuôi mặn lợ 42.497 ha. Sản lượng thu hoạch 372.609 tấn (đạt 44,6% kế hoạch năm 2017), trong đó, sản lượng nuôi ngọt 270.874 tấn, nuôi mặn lợ 100.735 tấn.

Các đồng chí lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và lãnh đạo tỉnh chủ trì hội nghị

Tại Hội nghị, các đại biểu đã làm rõ những hạn chế trong nuôi trồng thủy sản của các địa phương; đề xuất các mô hình nuôi trồng thủy sản hiệu quả; chia sẻ những kinh nghiệm trong công tác phát triển thủy sản giữa các địa phương… Đồng thời, kiến nghị Bộ NN&PTNT hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phòng, chống bệnh nhằm giảm thiểu thiệt hại cho người nuôi trồng; đào tạo, tập huấn nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP; kết nối nuôi trồng với chế biên, tiêu thụ…

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Vũ Văn Tám đề nghị các địa phương cần rà soát lại định hướng nuôi loại cá đặc sản nào có thế mạnh để cùng với Bộ quy hoạch thành vùng đặc trưng. Cần phải đẩy mạnh thực hiện tốt việc cung ứng nguồn giống. Đơn vị sản xuất giống cần phối hợp tốt với các địa phương nắm rõ nhu cầu các loại giống. Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động nuôi trồng thủy sản. Kiểm soát tốt môi trường đảm bảo chất lượng nguồn nước. Tập trung vào phát triển thị trường, đặc biệt là thị trường thủy sản tươi sống trong nước. Bộ NN&PTNT tiếp thu các ý kiến, kiên nghị của các địa phương, tiếp tục nghiên cứu để có các cơ chế, chính sách phù hợp cho phát triển thủy sản khu vực này.

Thanh Phúc

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!