Phương pháp mới theo dõi biến đổi khí hậu

Chưa có đánh giá về bài viết

(Thủy sản Việt Nam) – Thế giới đang nóng lên, nóng lên đến mức nào và khi nào đạt đỉnh cao nhất? Câu trả lời sẽ khác nhau tùy thuộc vào các phương pháp nghiên cứu. Tuy nhiên, mới đây, các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp thống kê mới nhằm đưa ra câu trả lời chung nhất về dự báo biến đổi khí hậu (BĐKH).

Sử dụng phương pháp mới

Ấm lên toàn cầu hay hâm nóng toàn cầu là hiện tượng nhiệt độ trung bình của không khí và các đại dương tăng lên theo các quan sát trong các thập kỷ gần đây. Nhiệt độ toàn cầu tăng đồng nghĩa với việc các thảm họa thiên nhiên ngày càng xảy ra ác liệt và tàn khốc hơn.

BĐKH không phải chỉ là một thách thức về mặt môi trường mà còn là mối đe dọa cho nền kinh tế và sự an toàn của nhân loại. Do đó, cộng đồng quốc tế đang có những nỗ lực đáng kể trong cuộc chiến chống lại BĐKH.


Màu đỏ chỉ thị cho khu vực Bắc Mỹ, nơi mà theo phương pháp phân tích thống kê sử dụng hai mô hình khí hậu cho thấy 97,5% khả năng nhiệt độ trung bình sẽ tăng ít nhất 20C vào năm 2070

Hướng tới nỗ lực ấy, mới đây, nhóm nghiên cứu của Noel Cressie và Emily Kang, Đại học bang Ohio đã đưa ra mô hình theo dõi sự ấm lên của trái đất bằng việc sử dụng phương pháp thống kê mới cho phép các nhà khoa học dự đoán khí hậu đến năm 2070 và nhiệt độ tăng trung bình trên khắp Bắc Mỹ.

 

Xác xuất dự đoán chính xác rất cao

Nhóm nghiên cứu của Noel Cressie và Emily Kang đã kết hợp cả hai mô hình theo dõi khí hậu quy mô nhỏ và lớn, lập các phương trình mô tả các quá trình vật lý như đường dẫn năng lượng hoặc nước qua bầu khí quyển, đại dương và đất. Nhưng để không làm phức tạp hóa mô hình khí hậu, các nhà khoa học đã lập mô hình theo hướng đơn giản bằng việc sử dụng kỹ thuật tham số, tất nhiên là theo sự linh hoạt.

Tương tự như vậy, nhóm đã thiết lập mô hình với các mức độ chi tiết khác nhau, trong đó có 4 trong 10 lớp đất bề mặt được lập mô hình. Kết quả cho thấy, các mô hình sẽ cho câu trả lời khác nhau tùy theo quy mô địa lý, mô hình lớn có thể dự đoán bao quát toàn cầu trong khi mô hình khu vực chỉ tập trung trên quy mô nhỏ hơn.

Để có câu trả lời giống nhau, bước đầu Kang và Cressie sẽ định lượng các nguồn biến đổi trong các số liệu của mỗi mô hình. Sau đó suy ra sự thay đổi nhiệt độ và khả năng biến đổi một cách chắc chắn và cùng đồng thuận. Điều này, đã được hai nhà khoa học áp dụng vào xem xét vùng Bắc Mỹ.

Họ đã chia lục địa ra thành 12.000 hình vuông lưới, mỗi hình có diện tích 50 km. Từ tính toán dữ liệu của mỗi điểm nhỏ, họ có thể tính được sự thay đổi trong tổng thể và sự ấm lên của khí hậu theo mùa trên toàn lục địa. Trong đó, toàn bộ vùng Tây Bắc Đông Nam Á và Thái Bình Dương sẽ nóng lên 20C vào năm 2070 với xác xuất dự đoán chính xác đến 97,5%.

>> Khía cạnh quan trọng nhất của nghiên cứu này là việc sử dụng phương pháp thống kê kết hợp được hai loại mô hình.  

An Hải

Livescience

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!