Quản lý nguồn lợi mực nang khổng lồ theo hướng bền vững

Chưa có đánh giá về bài viết

Tại cuộc họp tổ chức hồi đầu tháng 2 ở Vanuatu, Tổ chức quản lý nghề cá Nam Thái Bình Dương (SPRFMO) đã phê duyệt các giải pháp nâng cao quản lý và bảo tồn mực nang khổng lồ trên vùng biển quốc tế

Các giải pháp đã được phê duyệt gồm các yêu cầu báo cáo sản lượng khai thác hàng tháng, lắp đặt thiết bị hệ thống giám sát tàu, kết hợp chặt chẽ tàu khai thác mực nang khổng lồ với hệ thống đăng ký tàu biển SP/ROP, và tăng cường số lượng giám sát viên. Tuy nhiên, vẫn chưa có giải pháp nào được đồng tình do năng lực thống kê khai thác còn nhiều hạn chế.

Chủ tịch Hiệp hội quản lý bền vững mực nang khổng lồ (CALAMASUR), ông Alfonso Miranda Eyzaguirre, người tham gia hội nghị tại Vanuatu đánh giá cao các giải pháp nói trên. Theo ông Miranda, CALAMASUR cũng đã đề xuất giải pháp này từ cuộc họp năm ngoái của SPRFMO tại Havana, Cuba.

Ông Miranda chỉ ra rằng kim ngạch xuất khẩu mực nang khổng lồ của Peru đạt 860 triệu USD năm 2019. Sản lượng khai thác mực nang khổng lồ trong vùng này đạt 900.000 tấn mỗi năm.

Ông Miranda chỉ ra rằng kim ngạch xuất khẩu mực nang khổng lồ của Peru đạt 860 triệu USD năm 2019. Sản lượng khai thác mực nang khổng lồ trong vùng này đạt 900.000 tấn mỗi năm.

Châu Âu cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc trợ giúp CALAMASUR trong công cuộc quản lý bền vững nguồn lợi mực nang khổng lồ, ông Miranda cho biết thêm. Theo ông, một trong những thách thức lớn nhất của các đội tàu Peru đó là lắp đặt thiết bị giam sát qua vệ tinh. Đây sẽ là một nhiệm vụ khó khăn nhưng cũng đang được thực hiện từng bước.

Theo báo cáo gần đây của Global Fishing Watch, gần 400 tàu khai thác thủ công của Peru đã sử dụng thiết bị vệ tinh và đến cuối tháng 3/2020, con số này dự kiến tăng lên 700 tàu.

Ông Miranda khẳng định tầm quan trọng của việc ban hành quy định liên quan đến quản lý sản lượng khai thác của từng tàu, thiết kế một hệ thống giám sát sinh học cho phép tìm kiếm bằng các từ chìa khóa, và yêu cầu các tàu khai thác thủ công của Peru phải đăng ký hoạt động tại vùng biển nước ngoài trong tầm giám sát của các cơ quan giám sát nghề cá trong vùng.

Cần thiết phải nhấn mạnh rằng các cộng đồng quốc tế sẽ dõi theo hành động của Peru. Do đó, hỗ trợ chính phủ và cộng đồng khai thác thủy sản thủ công là điều cần thiết để vượt qua thách thức này, theo Miranda. Các đơn vị thuộc CALAMASUR gồm các doanh nghiệp tại Chile, Ecuador, Mexico và Peru.

Tuấn Minh

Theo Reuster

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!