Tăng cường quản lý trong nuôi trồng thủy sản

Chưa có đánh giá về bài viết

Trong 40 năm qua, nghề nuôi trồng thủy sản ở châu Á đã phát triển nhanh chóng, đem lại sự cải thiện về an ninh lương thực, sinh kế và phát triển kinh tế ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, nội tại ngành cũng còn nhiều vấn đề cần giải quyết.

Nghề nuôi trồng thủy sản ở châu Á đã phát triển nhanh chóng

Ở châu Á, mức tiêu thụ thủy sản đã tăng từ 10 kg/người/năm vào năm 1977 lên đến 24 kg/người/năm vào năm 2015. Thủy sản chiếm 23% tổng số protein động vật trong khẩu phần ăn ở các nước châu Á. Đến năm 2016, tổng giá trị nuôi trồng thủy sản của châu Á đã đạt đến 210 tỷ USD. Nuôi trồng thủy sản đã cung cấp 18,5 triệu việc làm trong ngành sản xuất cơ bản, và số lượng việc làm tương tự ở các ngành công nghiệp sản xuất bán thành phẩm.

Tuy nhiên, nuôi trồng thủy sản (xem như là ngành công nghiệp mới) lại được quản lý không tốt ở một số các quốc gia. Sự phát triển của nó cũng đã làm phát sinh các vấn đề về môi trường, dịch bệnh trên động vật và các vấn đề về an toàn thực phẩm. Nguyên nhân chính là do bất cập và không tuân thủ pháp luật.

Đến năm 2030, thế giới sẽ cần thêm 30 triệu tấn thực phẩm thủy sản để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng. Phần lớn số lượng này có được từ nuôi trồng thủy sản. Để có được sự phát triển bền vững, cần thiết phải tăng cường quản lý trong hoạt động nuôi trồng thủy sản.

Ủy ban Nghề cá châu Á – Thái Bình Dương (APFIC – ND) đã xác định nhiệm vụ quản lý như là một mối đe dọa đối với sự phát triển bền vững của ngành nuôi trồng thủy sản. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) đã ủy quyền cho NACA (Mạng lưới các Trung tâm Nuôi trồng thủy sản châu Á – Thái Bình Dương) chuẩn bị xem xét, đánh giá lại các quy định và luật pháp trong khu vực. NACA và FAO cũng sẽ tổ chức một cuộc tham vấn để thảo luận về quản lý ngành này.

Việc xem xét, đánh giá lại cũng sẽ khảo sát những thay đổi về nhân khẩu học trong các cộng đồng nghề cá ở Thái Lan và Campuchia:

Có những thay đổi gì về nhân khẩu học (độ tuổi, di cư) trong các cộng đồng nghề cá?

Người ta đang điều chỉnh như thế nào để đáp ứng với thay đổi điều kiện nghề cá và công việc sẵn có?

Chấp nhận những chiến lược này sẽ dẫn đến những kết quả gì? Sự ảnh hưởng có khác nhau theo giới tính hay không khi chấp nhận những chiến lược đó?

Những cộng đồng khai thác thủy sản cần hỗ trợ những gì để duy trì tính bền vững?

Thông tin chi tiết về tham vấn sẽ được công bố trên trang web của NACA vào thời điểm thích hợp.

Đào Minh

NACA

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!