THỨ HAI, ngày 20/1/2025

Thành lập doanh nghiệp đánh bắt xa bờ: Đã đến lúc phải thực hiện

Chưa có đánh giá về bài viết

Nghị định 67/NĐ-CP với sự đầu tư chiều sâu, tạo sự phân công theo chuỗi sản xuất của những con tàu trên biển. Đây là tiền đề để những nhóm, tổ, hợp tác xã và doanh nghiệp nghề cá hình thành và phát triển bền vững, tạo sự thay đổi về chất nghề khai thác thủy sản xa bờ.

Nghị định 67 sẽ thay đổi diện mạo ngành thủy sản Việt Nam

“Cây cầu” nối với khơi xa

Với ngư dân đánh bắt xa bờ (ĐBXB), mỗi năm họ làm việc trên biển 200 đến 300 ngày, rõ ràng họ đã “sống” trên biển. Phát triển ĐBXB, chúng ta đã tạo dựng nên một cộng đồng dân cư trên dưới 300 ngàn người sống trên biển khơi. Cộng đồng này đã đóng góp cho đất nước rất lớn, không chỉ là con cá, mồ hôi mà cả nước mắt và máu của họ đổ xuống biển để biển cũng là “đất” là “cánh đồng” của người dân Việt. Chỉ có điều, trên “đồng đất” ấy ngư dân vẫn mãi lầm lũi cô đơn. Thiếu vắng hẳn một “xã hội” trên biển. Không thể nói “người trên bờ” không nỗ lực để hình thành các tổ chức, nghiệp đoàn cho người dưới biển, nhưng thực tế sự hình thành của những liên kết ấy chưa phù hợp với ngư dân. Phần lớn ngư dân tham gia vì để được nhận sự “cho” một cái gì đó. Những liên kết chưa tự nó sinh lợi, làm thay đổi cuộc sống của thực tế của ngư dân. Thiếu vắng những tổ chức thực thụ, cũng là thiếu vắng những “cây cầu” nối phần xã hội trên bờ với phần xã hội dưới biển.

Không xa, trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nói riêng và trong sản xuất nông nghiệp khắp cả nước luôn thấy sự có mặt của “các nhà” đồng hành cùng người sản xuất. Bắt đầu vụ mùa mới dù trồng lúa hay thả nuôi tôm, cá luôn được chuẩn bị rất kỹ. Các doanh nghiệp: Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn, thuốc thúy… tư vấn tận tình cho người nuôi trồng, để người dân thành công, có lãi. Mỗi v�bắt đặc biệt là sơ chế và bảo quản tạo ra khoảng trống “mênh mông” mà nhà đầu tư có thể can thiệp vào để có lợi nhuận. Yanmar dự kiến sẽ đầu tư cho ngư dân miền Trung 180 chiếc tàu câu hiện đại, để ngư dân Việt thành các cổ đông trong những công ty cổ phần khai thác thủy sản. Giá cá dự định sẽ cao hơn giá hiện tại từ 50% đến 150%. Rất lợi cho ngư dân ta và tất nhiên đối tác đầu tư cũng sẽ thu được rất nhiều.

 Tổ Hợp tác Dịch vụ hậu cần Nghề cá vùng khơi số 1 TP Đà Nẵng của Lê Văn Sang vừa qua đã tiếp quản chiếc tàu vỏ thép SANG FISH 01. Con tàu dù chính anh và các cộng sự chưa ưng ý, nhưng nó rất cần cho đơn vị để làm tàu mẹ, nâng cao năng lực đánh bắt, bảo quản và… về bờ nhanh hơn. Chàng cử nhân ngành Du lịch ước mơ tập hợp thêm tàu, thành lập doanh nghiệp khai thác và dịch vụ nghề khơi “Tại sao không thành lập doanh nghiệp trên biển được nhỉ”, để kiếm nhiều tiền hơn nữa. Sang còn mong sẽ có quĩ để định mức lương tối thiểu dành cho ngư dân trong những chuyến biển lỗ, cho những tháng biển động, “cả thưởng Tết nữa”. Rồi một điều xa hơn: Đóng bảo hiểm cho ngư dân – người lao động của doanh nghiệp, để có lương hưu. Tất cả những ước mơ ấy, theo Lê Văn Sang để: “cạnh tranh tốt hơn”.

Có lẽ việc thành lập các tổ hợp, doanh nghiệp nghề cá trên biển tới đây không ảo vọng mà là tất yếu. Những doanh nghiệp này khác căn bản với những doanh nghiệp trước ở chỗ: Ra đời vì cạnh tranh và để cạnh tranh mạnh hơn, giành nhiều lợi nhuận hơn. Đó cũng là con đường để nghề cá vững mạnh hơn, đất nước giàu hơn, biển được giữ chắc chắn hơn.

>> Chỉ 10 năm trước, chúng ta vẫn còn nhiều đơn vị khai thác thủy sản tiêu biểu như: Công ty Quốc doanh đánh cá Kiên Giang (Kiên Giang), Tổng công ty Hải sản Biển Đông (TP. HCM), Hợp tác xã (HTX) đánh cá Tân Hải (Nam Định),… Thật tiếc những ưu ái của nhà nước để họ thành “xương sống, mô hình mẫu”, cũng là một trong những “chiếc cầu” nối bờ với biển đã không thành.

Đức Thảo

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!