Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad) mới đây cho biết, đơn vị đã nhận được cảnh báo của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản về việc các lô hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản bị cảnh báo không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Trong hàng chục năm qua, thủy sản Việt Nam đã vào được nhiều thị trường trên thế giới, thế nhưng, sản phẩm của Việt Nam luôn phải cạnh tranh rất gay gắt để trụ vững. Không phải sản phẩm của chúng ta không ngon, mà là an toàn thực phẩm, khi vấn đề kháng sinh đang nhức nhối.
Theo dự báo của các chuyên gia ngành tôm, năm 2016 giá tôm thế giới vẫn ở mức thấp. Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam buộc phải tìm đường thoát khó.
Những năm gần đây, phong trào nuôi cá rô phi đơn tính ở tỉnh Thanh Hóa phát triển khá mạnh, tuy nhiên do quy mô nhỏ lẻ, phân tán lại thiếu sự liên kết, chất lượng sản phẩm chưa cao… nên người nuôi gặp nhiều khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm.
Sáng ngày 29/3, Tập đoàn Kato (Nhật Bản) cho biết, cuộc đấu giá 5 cá ngừ đại dương (CNĐD), trọng lượng gần 300 kg của ngư dân tỉnh Bình Định tại thị trường Nhật Bản đã thành công ngoài mong đợi. Màu sắc CNĐD của tỉnh Bình Định rất đẹp, chất lượng thịt cao; giá bình quân 1.380 Yên/kg; có con giá 1.600 Yên/kg, cao hơn nhiều so với giá sản phẩm cùng loại của Thái Lan, Indonesia…
Khối lượng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam luôn thuộc top đầu trên thế giới, tuy nhiên, giá trị mang lại không tương xứng. Bởi trong nhiều năm, sản phẩm thủy sản Việt Nam chủ yếu chỉ quanh quẩn vài sản phẩm đơn giản.
VASEP cho biết, giá tôm nguyên liệu tại nhiều nước liên tiếp giảm trong nhiều tháng qua và đang ở đáy, theo xu hướng chung, giá sẽ tăng trở lại. Việc này đồng nghĩa với giá xuất khẩu cũng tăng theo. Trong khi, tôm Việt Nam giá thấp nên có lợi thế hơn trong việc tìm kiếm đơn hàng xuất khẩu.
Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad) vừa có Công văn 492/QLCL-CL1 gửi các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra về việc xuất khẩu cá tra vào Panama.
Vì thiếu tôm nguyên liệu nên công suất của nhiều nhà máy chế biến thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện chỉ đạt 37 – 38%.
Ngày 9/3/2016, Cơ quan kiểm tra và an toàn thực phẩm (FSIS) – Bộ Nông nghiệp Mỹ đã bổ sung thêm 22 cơ sở vào danh sách được phép chế biến xuất khẩu cá tra, basa sang thị trường Mỹ, nâng tổng số cơ sở của Việt Nam trong danh sách này lên 45.