Liên quan đến việc Trung Quốc ngừng nhập khẩu tôm của Việt Nam, chiều 12.11, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Như Tiệp – Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản (Bộ NNPTNT).
Từ cuối quý II/2012, ngành thủy sản liên tục phải đối mặt với những khó khăn về vốn sản xuất, sức tiêu thụ giảm, rào cản Ethoxyquin, chi phí sản xuất tăng… khiến giá trị xuất khẩu 9 tháng đầu năm chỉ đạt 4,5 tỷ USD, chỉ tăng 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các mặt hàng nông, thủy sản như: gạo, trái cây, cá tra, tôm sú… được xem là thế mạnh của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), tuy nhiên thời gian qua, đầu tư công nghiệp chế biến nông thủy sản tại nhiều địa phương trong vùng chưa được tương xứng với tiềm năng.
Chín tháng đầu năm nay, giá trị XK cá tra đạt 1,29 tỷ USD. Như vậy, XK cá tra quý 4 này phải đạt hơn 500 triệu USD thì kim ngạch XK cá tra cả năm mới “cán đích” 1,8 tỷ USD.
Hàng năm, vùng ĐBSCL cung cấp trên 40% sản lượng đánh bắt thủy sản và trên 74% sản lượng thủy sản nuôi trồng của cả nước. Tuy vậy, công nghiệp chế biến thủy sản ở đây đang khó khăn chưa từng có. Nguyên nhân chính là thiếu chiến lược phát triển bền vững.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo xu hướng nhập khẩu nguyên liệu thủy sản sẽ tiếp tục tăng trong các năm tới. Giá trị nhập khẩu dự kiến sẽ là 600.000 tấn vào năm 2015, đạt giá trị khoảng 1,4 tỉ đô la Mỹ, gấp khoảng 2 lần năm 2012.
Tài liệu của ngành chuyên trách cho biết, so với cùng kỳ năm ngoái, tổng giá trị xuất khẩu ngao sang Trung Quốc giảm hơn 90%. Bình quân mỗi tháng trong năm 2012 Việt Nam xuất khẩu ngao sang Trung Quốc đạt hơn 2 triệu USD. Trong khi đó, chỉ số nói trên của hơn 3 quý vừa qua chỉ đạt hơn 1.400USD/tháng. Tiêu thụ ngao tại thị trường Trung Quốc những năm trước đây chiếm gần 50% trong tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam, hiện thời tỷ trọng đó giảm sút thê thảm, chỉ còn hơn 2%.
Từ 29/10 đến 03/11, Hàn Quốc sang thanh tra một số cơ sở chế biến và nuôi thủy sản của Việt Nam.
Tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết ước tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản 10 tháng đầu năm 2012 đạt 5 tỉ đô la Mỹ. Như vậy, có nghĩa là ngành thủy sản Việt Nam cần phải phấn đấu mang về thêm gần 1,5 tỉ đô la Mỹ nữa mới đạt được kế hoạch của năm nay là 6,5 tỉ đô la Mỹ.
Trong điều kiện nhu cầu tiêu dùng của các nước bị thắt chặt do tác động của cuộc khủng hoảng nợ, thất nghiệp hay tăng trưởng kinh tế bị suy giảm, thì việc đạt được kết quả xuất khẩu trong 10 tháng qua (bình quân 1 tháng đạt 500 triệu USD) là một cố gắng lớn.