Canada đứng thứ 13 về NK tôm trên thế giới, chiếm 2,2% tổng giá trị NK tôm của toàn thế giới năm 2017. Những năm gần đây, nhu cầu NK tôm nước ấm từ các nước châu Á như Việt Nam, Ấn Độ vào Canada có xu hướng tăng. Canada được coi là thị trường tiềm năng của các nhà cung cấp tôm Việt Nam và Ấn Độ.
Mặc dù tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng hàng năm cao, nhưng công nghệ chế biến nông, lâm, thủy sản của Việt Nam còn nhiều rào cản. Việc cần làm hiện nay là hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách đồng bộ và giải pháp tạo đột phá cho lĩnh vực này.
Những khó khăn về mặt thị trường đối với sản phẩm quan trọng nhất là tôm, đã khiến cho XK thủy sản trong 10 tháng qua không được như kỳ vọng và chắc chắn không thể đạt mục tiêu 10 tỷ USD trong năm nay.
Tổng công ty nuôi trồng thủy sản và thức ăn chăn nuôi Quảng Đông Evergreen Group Trung Quốc đang chế biến khoảng 7.000 tấn cá tra/basa hàng năm, loài cá thịt trắng này được xem là đối thủ của người nuôi cá rô phi trong nước.
Cùng với việc Mỹ công nhận cá tra của Việt Nam đủ điều kiện xuất khẩu sang nước này và Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế 10% lên sản phẩm thủy sản nhập khẩu từ Trung Quốc, nhiều nhận định cho rằng, đây là cơ hội của cá tra Việt Nam.
EU chiếm khoảng 28% tổng giá trị NK tôm của toàn thế giới. NK tôm của EU dao động từ 6-8 tỷ USD mỗi năm. Trong 10 năm (2007-2017), NK tôm vào EU tăng từ 5,6 tỷ USD lên 6,9 tỷ USD năm 2017. XK tôm Việt Nam, đặc biệt là tôm chân trắng sang một số thị trường tại EU hiện đang có những cơ hội để tăng trưởng.
Ngành nông nghiệp Việt Nam đang có những bước phát triển nhanh, nhiều sản phẩm xuất khẩu có sự bứt phá ngoạn mục. Mục tiêu của toàn ngành hiện nay là xác định các sản phẩm chủ lực với bộ tiêu chí thống nhất.
Tại Hội thảo phát triển tiêu thụ thị trường nội địa tổ chức tại Hà Nội mới đây, nhiều đại biểu cho rằng, thị trường nội địa đầy tiềm năng nhưng lại chưa được chú trọng, chỉ khi xuất khẩu khó khăn các doanh nghiệp mới nghĩ đến. Điều này có thực sự đúng?
Tám tháng đầu năm 2018, XK cá ngừ của Thái Lan rất khả quan. Điều này là nhờ sự chuyển hướng XK của các DN nước này sang các thị trường XK mới, đặc biệt là Trung Đông.
Trong bối cảnh XK cá ngừ sang Mỹ và EU ngày càng chậm lại, các nước Trung Đông đang được chọn là điểm đến mới cho các DN XK cá ngừ của Việt Nam. Trung Đông hiện đang là thị trường NK lớn thứ 3 của Việt Nam sau Mỹ và EU.