Đồng euro suy yếu và sự cạnh tranh gay gắt từ các loại cá da trơn giá rẻ, đặc biệt là cá tra, basa Việt Nam khiến cá rô phi Trung Quốc khó bám trụ thị trường EU.
Nhiều tàu khai thác tôm vùng West Coast vẫn nằm bờ, dù vụ khai thác đã bắt đầu hôm 1/4.
Tại Nhật, surimi loại A giá 380 – 400 yên/kg, cao hơn 50 yên so với surimi loại B. Đây là mức tăng mạnh nhất trong 2 năm qua. Trong khi đó các nguồn cung surimi khác đang giảm.
Cuối năm ngoái, giá tôm Canada tăng vọt, chạm đỉnh 9,50 – 11 euro/kg, nhiều hãng bán lẻ muốn đàm phán lại giá bán.
Sáng 6/5, tại TP Cần Thơ, Cục Chế biến Nông lâm Thủy sản và Nghề muối (Bộ NN&PTNT) phối hợp với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức hội nghị “Tác động của các FTAs đối với thương mại xuất nhập khẩu tôm của Việt Nam”.
Vấn đề chống bán phá giá đang ngày càng đặt ra nghiêm ngặt. Đây là một “cánh cửa” quan trọng kiểm soát thị trường nhập khẩu của nhiều nước phát triển mà Việt Nam đã rút được nhiều bài học.
Ngày 5/5/2015, tại trụ sở Văn phòng Chính phủ, đại diện cho Chính phủ hai nước Việt Nam và Hàn Quốc đã ký kết chính thức Hiệp định Thương mại tự do (VKFTA). Việc ký kết VKFTA sẽ giúp nông, thủy sản Việt Nam có cơ hội thâm nhập sâu vào thị trường Hàn Quốc.
Trung Quốc và Na Uy vừa kết thúc quá trình đàm phán tháo gỡ rào cản xuất khẩu cá hồi Na Uy sang thị trường trung Quốc.
Quý I/2015, xuất khẩu cua ghẹ của cả nước đạt gần 22 triệu USD, giảm so quý IV/ 2014, tăng khá mạnh so với cùng kỳ năm 2014. Thị trường nhập khẩu cua ghẹ từ Việt Nam không đổi, 26 thị trường. Với mức tăng ấn tượng 52%, Asean vượt qua Trung Quốc và đứng thứ 4 về nhập khẩu cua ghẹ.
Giá cá hồi Na Uy đảo chiều, quay ngược lại xu hướng giảm sau dự báo giá tăng và ổn định vài tuần trước.