Tác động của FTAs với xuất khẩu tôm Việt Nam

Chưa có đánh giá về bài viết

Sáng 6/5, tại TP Cần Thơ, Cục Chế biến Nông lâm Thủy sản và Nghề muối (Bộ NN&PTNT) phối hợp với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức hội nghị “Tác động của các FTAs đối với thương mại xuất nhập khẩu tôm của Việt Nam”.

Chế biến tôm xuất khẩu ở ĐBSCL – Ảnh: Lê Hoàng Yến

Với 8 Hiệp định Thương mại tự do đã được ký kết và 6 hiệp định quan trọng đang được đàm phán sẽ có tác động không nhỏ đến hoạt động thương mại và xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Ông Nguyễn Phú Hòa, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) nhận định, đây sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam mở rộng và tiếp cận thị trường nhưng cũng đặt ra những thách thức mới đối với nền sản xuất hàng hóa, các rào cản phi thuế quan cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thủy sản Việt Nam. “Năm 2014, được cho là năm thắng lợi ngành tôm với giá trị xuất khẩu hơn 4 tỷ USD, đứng thứ 3 thế giới về sản lượng tôm, tuy nhiên vẫn còn nhiều điều lo lắng, thuyền to, sóng to, rủi ro càng lớn. Chính phủ đã ký kết hàng loạt FTAs. Tôi rất lo lắng về tính chủ động của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ.” Ông Hòa nói.

Bà Nguyễn Bích, chuyên gia VASEP cho biết, Việt Nam hiện đứng hàng đầu thế giới về giá trị xuất khẩu tôm với 96 thị trường, trong đó Mỹ (27%) và EU (27%), Nhật (19%) là những thị trường trọng điểm. Chất lượng sản phẩm tôm ngày càng cải thiện và được xem là ưu điểm của ngành tôm Việt Nam. Tốc độ xuất khẩu tôm tăng đều trong 10 năm qua, đặc biệt là năm 2014. FTA Việt Nam – Hàn Quốc vừa được ký kết (5/5), mở ra thị trường tiềm năng (Hàn Quốc có những đặc tính tương đối giống thị trường Nhật). Ngoài ra, FTA Việt Nam – EU được kỳ vọng sớm ký kết và tạo ra lợi thế cạnh tranh mới trên thị trường EU.

Lê Hoàng Yến - Ngọc Bích

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!