Tốc độ mở rộng nhanh chóng của ngành nuôi tôm đặt ra mối đe dọa nghiêm đến rừng ngập mặn. Càng được mùa tôm thì càng “mất mùa” rừng. Cả tôm và rừng ngập mặn đều mang lại những lợi ích riêng, vậy tại sao không kết hợp cả hai?
Xuất khẩu thủy sản 10 tháng đầu năm 2012 đạt 5 tỷ USD. Để hoàn thành mục tiêu 6,5 tỷ USD cả năm, toàn ngành thủy sản phải vượt qua khó khăn chưa từng có.
Sáng 12-11-2012, bà Nguyễn Thị Tịnh – Chủ tịch Hội Nước mắm Phú Quốc cho biết hiện nay nhiều Nhà thùng (cơ sở sản xuất nước mắm) trên địa bàn huyện không còn nguyên liệu cá cơm để sản xuất do bị thương lái từ nơi khác tới thu gom với giá gấp đôi mức bình thường, phổ biến từ 14.000đ – 18.000đ/kg.
Cà Mau là tỉnh có diện tích nuôi trồng thuỷ sản và kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất nước. Những năm trước đây các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu chưa quan tâm nhiều đến nguồn nguyên liệu, mà chỉ quan tâm đến xây mới các nhà máy chế biến.
2012 là năm đầy khó khăn, thách thức đối với các doanh nghiệp (DN) chế biến thủy sản xuất khẩu (CBTSXK) của cả nước nói chung, Bình Định nói riêng. Trong khi bài toán đầu vào vẫn chưa được giải quyết thì thời gian gần đây các DN CBTSXK lại gặp khó ở đầu ra…
Kiên Giang là tỉnh có đội tàu khai thác thủy sản lớn nhất nước (khoảng trên 12.000 chiếc). Hiện sản lượng khai thác đạt trên 400.000 tấn/năm, trong đó có nhiều loài hải sản là nguồn nguyên liệu sử dụng chế biến thủy sản khô, như mực khô, tôm khô, cá cơm sấy, cá thiều đường, khô cá chỉ vàng… được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng.
Liên quan đến việc Trung Quốc ngừng nhập khẩu tôm của Việt Nam, chiều 12.11, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Như Tiệp – Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản (Bộ NNPTNT).
Từ cuối quý II/2012, ngành thủy sản liên tục phải đối mặt với những khó khăn về vốn sản xuất, sức tiêu thụ giảm, rào cản Ethoxyquin, chi phí sản xuất tăng… khiến giá trị xuất khẩu 9 tháng đầu năm chỉ đạt 4,5 tỷ USD, chỉ tăng 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Từ ngày 29-30/10/2012, tại Palawa, Philippin, đã diễn ra Hội thảo Quản lý nghề cá ngừ trong phạm vi quốc gia. Tại hội thảo, các vấn đề liên quan đến quản lý nguồn lợi cá ngừ trong phạm vi tiểu khu vực, đặc biệt là trong vùng biển của 3 nước tham gia dự án là Indonesia, Philippin và Việt Nam đã được thảo luận.
Các mặt hàng nông, thủy sản như: gạo, trái cây, cá tra, tôm sú… được xem là thế mạnh của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), tuy nhiên thời gian qua, đầu tư công nghiệp chế biến nông thủy sản tại nhiều địa phương trong vùng chưa được tương xứng với tiềm năng.