(TSVN) – Theo dữ liệu của Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), tháng 4/2024, Mỹ chỉ nhập khẩu 9.881 tấn tôm nước ấm đông lạnh từ Ecuador, giảm gần một nửa so với tháng trước.
(TSVN) – Theo dữ liệu của Bộ Nông nghiệp, Chăn nuôi và Thủy sản Argentina, tháng 4/2024, xuất khẩu thủy sản của nước này tăng 81% về khối lượng và 65% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
(TSVN) – Trung Quốc ghi nhận nhập khẩu cá hồi tăng cao kỷ lục trong 3 tháng đầu năm 2024, nhưng CAPPMA cho biết tiêu thụ đầu người vẫn còn nhiều dư địa phát triển.
(TSVN) – Thị trường nội địa Nhật Bản ghi nhận tiêu dùng thịt sò điệp đông lạnh của năm tài chính 2023 đạt 13.500 tấn, mức cao nhất trong 10 năm.
(TSVN) – Tuần 23, giá tôm thẻ chân trắng (TTCT) Indonesia, cổng trại, tiếp tục giảm sâu, trong bối cảnh thị trường có rất ít đòn bẩy để đưa giá tôm về lại bình thường.
(TSVN) – Giá cá hồi Na Uy sụt giảm đã khiến các doanh nghiệp nhập khẩu cá hồi tại Trung Quốc gặp nhiều khó khăn với lượng hàng tồn kho khổng lồ.
(TSVN) – Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 4/2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Canada đạt 22,7 triệu USD, tăng 45,6% so với tháng 3/2023. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Canada đạt 73,1 triệu USD, tăng 47,1% so với cùng kỳ năm 2023.
(TSVN) – Malaysia là thị trường tiềm năng, còn nhiều dư địa cho xuất khẩu hàng hoá Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng nông sản, lương thực, thực phẩm, đồ uống… Do đó, các doanh nghiệp trong nước cần tận dụng cơ hội này để mở rộng thị trường.
(TSVN) – Với dân số gần 90 triệu người, xếp thứ 17 trên thế giới, Iran là thị trường có dung lượng tiêu thụ lớn trong số các nước khu vực Trung Đông nhất là với các sản phẩm nông sản, mà nổi bật là cá tra Việt Nam. Việt Nam và Iran có nhiều cơ hội hợp tác thương mại chưa được khai thác.
(TSVN) – Châu Âu với gần 30 quốc gia đang tiêu thụ 11 loài tôm không phải là thị trường tôm lớn nhất toàn cầu bởi thị phần chỉ 11%. Tuy nhiên, đây là khối thị trường đa dạng về thị hiếu và nhu cầu tiêu thụ tôm.