Malaysia và Đài Loan (Trung Quốc) đã đặt ra yêu cầu thủy sản xuất khẩu sang các thị trường này phải được sản xuất tại những doanh nghiệp đã được EU công nhận trước đó.
Nghiên cứu, cải thiện hệ thống truy xuất nguồn gốc và bảo tồn nguồn lợi biển, kiểm soát chất lượng là những trọng tâm trong chính sách phát triển thủy sản của Chính phủ Đan Mạch.
Thị trường tôm thế giới lao dốc, giá xuống, nhu cầu giảm, cộng với sự biến đổi khí hậu, là đòn giáng mạnh vào ngành công nghiệp nuôi tôm Bangladesh. Nhưng không vì thế mà ngành này tụt lại phía sau.
Viện Thủy sản quốc gia Ecuador (INP) vừa tuyên bố dịch bệnh EMS chưa xuất hiện tại các trại nuôi tôm vùng Pedernales, tỉnh Manabi của nước này sau khi tôm nuôi Honduras và Nicaragua nhiễm EMS.
Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), số lượng tôm nhập khẩu bị trả lại năm nay cao hơn năm ngoái, đứng đầu là các lô hàng của Malaysia.
Theo dự báo của Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO), đến năm 2020, nhiều khả năng nguồn cung tôm trên thị trường thế giới vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu. Đây là cơ hội thuận lợi cho các nước có điều kiện tự nhiên nuôi tôm phát triển, trong đó có Việt Nam.
Hải quan tỉnh Quảng Châu vừa bắt giữ 37 đối tượng mua bán, vận chuyển bị bắt giữ, tịch thu 300 tấn thủy hải sản vận chuyển đi các tỉnh Quảng Đông, Bắc Kinh, Chiết Giang, Hà Bắc và nhiều thành phố khác.
Nhập khẩu cá rô phi của Mỹ tháng 4 tăng gần 17% so cùng kỳ năm ngoái, nhưng giá trị nhập khẩu chỉ tăng 8% do giá cá tiếp tục duy trì ở mức thấp hơn năm ngoái.
Sau khi Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam với Liên minh Kinh tế Á – Âu (EEUV-FTA) được ký kết, 90% dòng thuế của hai bên được hưởng thuế suất %, khi đó, nhiều mặt hàng của Việt Nam, trong đó có thủy sản sẽ được tự do vào khu vực này.
Sau cuộc tham vấn kỹ thuật với cơ quan kiểm dịch Latvia và Estonia, Cơ quan Giám sát nông nghiệp Nga (Rosselkhoznadzor) đã quyết cấm nhập khẩu cá tươi, đông lạnh từ Estonia và Latvia ít nhất đến tháng 8/2015.