Thủy sản Việt Nam: Tận dụng thế mạnh vào WTO

Chưa có đánh giá về bài viết

Ngày 19/12/2012, Hội Nghề cá Việt Nam đã tổ chức hội thảo “Ngành Kinh tế Nông nghiệp – Thủy sản với lộ trình thực hiện cam kết của Việt Nam đối với tổ chức Thương mại Thế giới WTO” thuộc Chương trình hỗ trợ ngành thủy sản giai đoạn II (FSPS II), ông Võ Văn Trác, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nghề cá Việt Nam, ông Trần Văn Công, Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ NN&PTNT) tham dự.

Trình bày tại hội thảo, ông Trần Văn Công, Vụ Hợp tác Quốc tế cho biết, Trong quá trình gia nhập WTO, ngành thủy sản Việt Nam gặp phải những thách thức liên quan đến trợ cấp của WTO cho các quốc gia khai thác tài nguyên biển quá mức, tác động đến khai thác bền vững, cam kết chất lượng vệ sinh an toàn thủy sản, đàm phán chất lượng vệ sinh an toàn thủy sản với Nhật Bản, Hàn Quốc…

Tuy nhiên, Việt Nam cũng còn nhiều cơ hội trong việc loại bỏ rào cản từ hàng rào thuế quan, tăng cường mở cửa thị trường lớn đối với hàng thủy sản, đặc biệt đối với nguyên liệu nhập khẩu, đảm bảo sản xuất, giải quyết sức ép về thiếu hụt nguyên liệu.

 Để thủy sản hội nhập sâu vào WTO, theo ông Trần Văn Công, Việt Nam nên thay đổi những quy chế trái với quy định của WTO, ban hành quy chế theo đúng tiêu chuẩn của Tổ chức Thú y Thế giới. Cần thực hiện cam kết mở cửa theo lộ trình với các thị trường thủy sản tại hiệp định thương mại tự do, trong đó, thực thi liên kết với những thị trường mới. Mục tiêu của cam kết nhằm: Đảm bảo an toàn cho con người và động thực vật khỏi các chất hóa học độc hại trong quá trình sản xuất, ngăn chặn dịch bệnh, hạn chế rủi ro trong chất lượng vệ sinh an toàn thủy sản, qua đó mở rộng chất lượng và thị trường xuất khẩu của Việt Nam…

FSPS II triển khai từ năm 2006 – 2012, với viện trợ không hoàn lại là 245.7 triệu curon Đan Mạch, tương đương 44.7 triệu USD. FSPS II bao gồm bốn hợp phần: Tăng cường bộ máy hành chính của ngành thuỷ sản; Tăng cường công tác quản lý đánh bắt thuỷ sản; Phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững; Tăng cường năng lực sử lý sau thu hoạch và tiếp cận thị trường, trong đó, tập trung vào mục tiêu giảm nghèo và củng cố các kết quả đã đạt được. Các hoạt động của chương trình được thực hiện ở Trung ương và 9 địa phương (Sơn La, Quảng Ninh, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Đắk lắk, Bến Tre, Cà Mau và An Giang).

Dương Thảo

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!