Bạn Huỳnh Hải Triều (U Minh Thượng- Kiên Giang) hỏi: Xin cho biết Tiêu chuẩn ngành về Quy trình công nghệ nuôi thâm canh tôm sú?
Tiêu chuẩn ngành về Quy trình công nghệ nuôi thâm canh tôm sú phần 1
Tiêu chuẩn ngành về Quy trình công nghệ nuôi thâm canh tôm sú phần 2
Tiêu chuẩn ngành về Quy trình công nghệ nuôi thâm canh tôm sú phần 3
Tiêu chuẩn ngành về Quy trình công nghệ nuôi thâm canh tôm sú phần 4
3.4.5.2 Định kỳ quan trắc các chỉ tiêu BOD, NH3-N, H2S , NO2-N, Chlorophyll-a để điều chỉnh cho phù hợp yêu cầu cụ thể như sau của môi trường:
Ôxy hòa tan: > 5 mg/l
Độ mặn : 15 – 25 phần ngàn
pH : 7,5 – 8,5
NH3-N : < 0,1 ppm
NO2-N : < 0,25 ppm
H2S: < 0,02 ppm
BOD : < 10 mg ôxy/l
3.4.6 Xử lý nước thải
Nước ao nuôi tôm thải ra trong quá trình thay nước phải được xử lý trong ao xử lý nước thải rồi mơí được thải ra môi trường ngoài ao. Xử lý nước thải bằng Chlorin với nồng độ 30 ppm trong thời gian 1 ngày rồi mới được thải ra ngoài.
3.5 Quản lý ao nuôi
Quản lý ao nuôi bao gồm các việc:
3.5.1 Hàng ngày kiểm tra bờ ao, cống, mương, phát hiện và kịp thời xử lý những chỗ rò, hổng, sạt lở.
3.5.2 Thường xuyên vệ sinh lưới chắn rác, lưới lọc nước, sàn ăn, vớt các rác bẩn, rong tảo quanh bờ, góc ao, cửa cống, quạt nước. Định kỳ 5 -7 ngày/lần, tiến hành vệ sinh làm sạch mùn bã hữu cơ lắng đọng ở đáy ao.
3.5.3 Thường xuyên đảm bảo hàm lượng ôxy hoà tan trong nước lớn hơn 5 mg/lít theo yêu cầu kỹ thuật nuôi bằng các biện pháp sau:
3.5.3.1 Mỗi ao phải có 1 máy nén thổi khí sục từ đáy ao lên để tăng lượng ôxy hoà tan và phân bố đều ôxy trong nước.
3.5.3.2 Mỗi ao phải đặt ít nhất 2 dàn quạt nước để tăng lượng ôxy hoà tan và tạo dòng chảy thu gom chất thải vào giữa đáy ao.
3.5.3.3 Thời gian, chế độ hoạt động của các máy trên phụ thuộc vào lượng ôxy hoà tan trong nước, vào mật độ và kích cỡ tôm nuôi. Nói chung, số giờ hoạt động tăng từ vài giờ mỗi ngày trong tháng nuôi đầu tiên đến 14 – 16 giờ mỗi ngày khi đến gần thời điểm thu hoạch. Những ngày thời tiết xấu có thể cho máy hoạt động liên tục cả ngày.
Trong quá trình sử dụng, phải thường xuyên kiểm tra hệ thống quạt nước, máy sục khí để sửa chữa, điều chỉnh kịp thời những chỗ hỏng hóc.
3.5.4 Định kỳ 10 ngày 1 lần lấy mẫu tôm nuôi (30 con/mẫu) để kiểm tra tốc độ sinh trưởng. Hai tháng đầu lấy mẫu bằng vó, từ tháng thứ 3 trở đi lấy mẫu bằng chài.
3.5.5 Thường xuyên kiểm tra ao, nếu phát hiện có cá tạp phải kịp thời dùng thuốc diệt tạp để xử lý.
3.6 Quản lý sức khỏe tôm
3.6.1 Thường xuyên quan sát hoạt động của tôm, đặc biệt vào ban đêm để kịp thời phát hiện những hiện tượng bất thường trong ao nuôi.
3.6.2 Định kỳ 10 ngày lấy mẫu 1 lần để quan sát phần phụ, màu sắc thân tôm, thức ăn trong dạ dày, ruột, mang, gan tụy.
3.6.3 Khi thấy tôm có biểu hiện bất thường hoặc có dấu hiệu bệnh lý phải xác định rõ nguyên nhân để xử lý theo hướng dẫn ở bảng:
Một số hiện tượng bệnh thường gặp ở tôm nuôi, nguyên nhân và cách xử lý
3.7 Thu hoạch
Thu hoạch tôm xong cần chuyển đến các cơ sở chế biến hoặc tiêu thụ – Ảnh: Phan Thanh Cường
3.7.1 Kiểm tra tôm trước khi thu hoạch
Dùng chài thu mẫu để bắt kiểm tra khối lượng trung bình và các biểu hiện bệnh lý của tôm nuôi. Nếu tôm đã đạt kích cỡ quy định bình quân trên 25 g/cá thể phải tiến hành thu hoạch ngay.
3.7.2 Phương thức thu hoạch
Nếu tôm đạt kích cỡ đồng đều, có thể tiến hành thu toàn bộ tôm trong ao nuôi. Khi tôm trong ao có kích cỡ không đồng đều, hoặc giá tôm trên thị trường đang tăng, có thể tiến hành thu tỉa những cá thể lớn hoặc thu một phần khối lượng tôm trong ao.
3.7.3 Thời gian, biện pháp và dụng cụ thu hoạch
3.7.3.1 Thời gian thu hoạch tôm tốt nhất là vào lúc tối trời (khi tôm đã lột vỏ xong) và vào lúc thời tiết mát.
3.7.3.2 Dùng các loại dụng cụ sau đây để thu hoạch tôm:
a. Thu tỉa bằng chài, vó, đó.
b. Thu toàn bộ bằng lưới kéo, lưới xung điện, đọn.
3.8 Bảo quản
Tôm thu xong phải được rửa sạch, phân cỡ và ướp lạnh để bảo quản tạm thời trước khi đưa đi tiêu thụ. Hoặc dùng xe bảo ôn chuyển ngay tôm vừa thu hoạch đến các cơ sở chế biến hoặc tiêu thụ trực tiếp sản phẩm.