Hiện nay, cá ngừ đại dương là một trong những mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đứng thứ ba sau tôm và cá tra, hàng năm thu về cho đất nước một nguồn ngoại tệ lớn. Tuy nhiên, hoạt động khai thác và tiêu thụ vẫn còn vướng mắc, cần được tháo gỡ…
Người nuôi tôm sú và nuôi nghêu ở các tỉnh ven biển ĐBSCL đang “nháo nhào” vì tôm, nghêu đồng loạt chết do dịch bệnh và diễn biến bất lợi của thời tiết.
Mấy tuần gần đây, hàng trăm thuyền mủng của ngư dân các huyện ven biển tỉnh Nam Định liên tục trúng đậm cá lâm.
Tại tỉnh Bến Tre, hiện tượng nghêu chết tại các hợp tác xã (HTX) nghêu xảy ra từ giữa tháng 3-2011 đến nay.
Từ khi cá hoàng đế (HĐ) xuất hiện trên lòng hồ thủy điện Trị An (Đồng Nai), đã có nhiều dư luận trái chiều về loài cá dữ này. Đa số ý kiến đều lo sợ về sự sinh sản, phát triển đến thành dịch của chúng. Bởi, với tập quán sinh sống, săn mồi dữ tợn, cá HĐ sẽ tiêu diệt các loài cá khác, gây mất cân bằng sinh thái nguồn thủy sản trên lòng hồ! Thế nhưng, ngược lại sau hơn 5 năm “làm vua trên hồ Trị An”, cá HĐ gần như có “nguy cơ” bị… hạ bệ!
Sự cố bể bồn chứa mật của Công ty CP mía đường La Ngà ở xã La Ngà (huyện Định Quán) vào sáng sớm ngày 13-4-2011 đã làm cá bè nuôi trên sông La Ngà chết hàng loạt, gây thiệt hại cho người dân hàng tỷ đồng.
Tại 2 huyện Bình Đại và Ba Tri, số nghêu chết chiếm tỷ lệ 80 – 90%, một số nơi mất trắng.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám có buổi làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang và đại diện các chủ tàu cá để tìm hiểu khó khăn của ngư dân khi xăng dầu tăng giá.
Trong một vài năm trở lại đây, nghề nuôi cá lồng, nhất là nuôi cá lồng trên sông Chảy của các hộ dân thuộc thị trấn Thác Bà, xã Đại Minh, huyện Yên Bình (Yên Bái) phát triển khá mạnh đã góp phần xoá đói giảm nghèo trong nông nghiệp nông thôn.
(Thủy sản Việt Nam) – Sáng 14/4, người dân thôn Giai Sơn (An Mỹ, Tuy An, Phú Yên) phát hiện xác một con cá voi trôi dạt vào bờ biển Gành Dưa.