Mới đây, Bộ NN&PTNT đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn vùng ĐBSCL mùa khô năm 2019 – 2020 cũng như đề xuất các giải pháp giảm thiểu thiệt hại do hạn mặn gây ra.
Bước vào vụ nuôi trồng thủy sản mới, người dân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức: con giống, thời tiết, dịch bệnh…
Năm nay, tình hình hạn hán và xâm nhập mặn đến sớm và dự báo tác động lớn đến hoạt động sản xuất sinh hoạt của người dân khu vực ĐBSCL; một số vùng nuôi tôm đã bị thiệt hại, diện tích thả nuôi giảm, dịch bệnh phát triển.
Ở Việt Nam hiện có hai nguồn cung tôm bố mẹ là nhập khẩu hoặc đánh bắt tự nhiên từ các vùng biển trong nước. Đối với tôm sú, nguồn tôm bố mẹ tự nhiên còn chiếm ưu thế nhưng với tôm thẻ chân trắng thì tôm bố mẹ chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài.
Đây là nội dung trao đổi chính tại cuộc gặp song phương giữa Thứ trưởng Bộ Công thương Cao Quốc Hưng với ông Anup Wadhawan, Thứ trưởng Bộ Công thương Ấn Độ ngày 13/2 tại Ấn Độ nhằm thúc đẩy hợp tác thương mại song phương và trao đổi các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho nông, thủy sản Việt Nam xuất khẩu đang gặp khó khăn do dịch COVID-19 bùng phát tại Trung Quốc.
Tình hình dịch bệnh của COVID-19 đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế mà ngành thủy sản chịu tác động trực tiếp; nhiều doanh nghiệp cá tra đã đưa ra những giải pháp ứng phó.
Mùa khô năm nay ở ĐBSCL dự kiến hạn và mặn không thua năm lịch sử 2016, tuy nhiên nuôi trồng thủy sản đang ứng phó khá bình tĩnh.
Vụ tôm nước lợ năm 2019 được đánh giá là có nhiều biến động nhất, khiến cho những dự báo của doanh nghiệp về sản lượng, thị trường gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, vượt lên trên tất cả, ngành tôm cả nước nói chung và ĐBSCL nói riêng cũng kịp về đích, dù thành công được đánh giá là chưa trọn vẹn. Và hiện tất cả đang nỗ lực cho vụ tôm mới với những kỳ vọng cao hơn.
Theo Tổng cục Thống kê, tháng 1/2020, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản ước 3 tỷ USD, bằng 84,3% cùng kỳ năm 2019; riêng ngành thủy sản tiếp tục giữ được đà tăng trưởng về sản lượng nuôi trồng.
Chiều 3/2, tại Hà Nội, Bộ Công thương và Bộ NN&PTNT đã tổ chức hội nghị với sự tham dự của đại diện các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng để đề xuất các giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm thúc đẩy thương mại nông sản Việt Nam trong tình hình mới với những diễn biến ngày càng phức tạp của dịch bệnh.