Từ lâu, nông dân Hòa Vang (Đà Nẵng) đã triển khai nuôi cá nước ngọt, nhưng chủ yếu nuôi quảng canh, năng suất thấp. Hoạt động này thực sự khởi sắc kể từ khi Trung tâm Khuyến ngư – nông – lâm chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, hỗ trợ giống cho các hộ nuôi cách đây vài ba năm. Hiện nay, nuôi cá nước ngọt đang là hoạt động hái ra tiền khi năng suất đạt kỷ lục 15 – 20 tấn/ha/năm, điều mà trước đó, không ai dám nghĩ đến.
(Thủy sản Việt Nam) – Du nhập vào Việt Nam đã trên dưới 10 năm, tôm thẻ chân trắng (TTCT) trở thành đối tượng nuôi chủ lực của ngành thủy sản, nhưng vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường lại đưa vào danh sách loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại. Mặc dù tại cuộc gặp mới đây, Bộ TN&MT đã nhất trí với Bộ NN&PTNT xem xét đưa loài này ra khỏi danh sách trên. Tuy nhiên, đối với những người trong ngành, vẫn còn rất nhiều vấn đề cần được nhìn nhận lại.
Chiều ngày 29.8, TS Lê Kế Sơn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên – Môi trường) cho biết, hiện tổng cục và các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ NN-PTNT vẫn đang tiếp tục cập nhật, bổ sung những thông tin và bằng chứng khoa học về những lợi ích cũng như tác hại của tôm thẻ chân trắng và hàu Thái Bình Dương làm cơ sở đưa ra kết luận cuối cùng về phương án có đưa loài này ra khỏi danh mục các loài ngoại lai xâm hại nguy hiểm đã có mặt tại Việt Nam vừa mới ban hành.
Thời gian gần đây, trên vùng biển tỉnh Kiên Giang, nạn đánh bắt thủy sản gần bờ bằng các phương pháp tận diệt nguồn lợi thủy sản như cào điện, cào bay đã bùng phát đến mức báo động.
(Thủy sản Việt Nam) – Việc Bộ Tài nguyên và Môi trường xếp loài tôm thẻ chân trắng và hàu Thái Bình Dương vào danh mục sinh vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại đang gây băn khoăn trong dư luận cả nước. Từ nông dân, nhà khoa học, nhà quản lý nông nghiệp đều không hiểu nổi Bộ TN&MT cơn cớ nào lại “cấm cửa” hai đối tượng nuôi mới thực sự làm giàu cho nhà nông. Theo họ, “lệnh cấm” này là phi thực tế.
(Thủy sản Việt Nam) – Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát khi đến thăm vùng nuôi tôm công nghiệp lớn nhất ĐBSCL ở tỉnh Sóc Trăng, hỏi “Người nuôi tôm cần gì ở Chính phủ?”. Tất cả những người nuôi tôm đều trả lời “thủy lợi”. Ông Nguyễn Hữu Chí, Phó chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Sóc Trăng, nói cụ thể hơn, hệ thống thủy lợi quá khứ để lại chỉ phục vụ trồng lúa, chưa phục vụ nuôi tôm.
Chuyện tuyển công nhân (CN) ở các nhà máy chế biến thủy sản là hầu như thường xuyên, vì nhiều CN làm một thời gian rồi nghỉ. Tình hình biến động CN thủy sản diễn ra ngày càng mạnh khi số lượng các nhà máy ngày càng nhiều và nâng công suất hoạt động. Do đó, các chủ doanh nghiệp này không chỉ lo việc sản xuất, kinh doanh mà còn mệt với sự đến rồi đi của CN.
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết, tổng kinh phí dành cho Chương trình khuyến ngư giai đoạn 2011 – 2015 là 102,1 tỷ đồng nhằm triển khai các dự án khuyến ngư phù hợp với chủ trương và điều kiện nuôi trồng thủy sản và khai thác theo vùng kinh tế sinh thái.
Tận dụng diện tích hiện có, trong nhiều năm qua, nuôi thủy sản nước ngọt đã có những bước phát triển đều khắp ở Quảng Nam.
(Thủy sản Việt Nam) – Chỉ thông qua một chiếc điện thoại di động nhỏ bé, người tiêu dùng có thể biết được thủy hải sản mà họ đang ăn được đánh bắt ở đâu, khi nào, thời điểm chế biến, trọng lượng và quy trình kiểm tra chất lượng ra sao, có thể hay không?