Tôm mất giá, dân mất lãi

Chưa có đánh giá về bài viết

Càng chờ tôm lại càng mất giá, hiện tôm thẻ chân trắng chỉ còn hơn 70.000 đồng/kg loại 100 con/kg, người nuôi không thể có lãi. Nhưng cũng không còn cách nào khác, bởi bán lỗ chẳng cam lòng, còn cố nuôi lại “oằn vai” gánh phí…

Mỏi mòn chờ giá

Trên chiếc xe rùa chở những bao vôi đang tiến về ao tôm được 80 ngày tuổi, Anh Nguyễn Quốc Phếnh, ấp Phong Lưu, xã Tân Hưng Đưa, huyện Cái Nước tay kéo nhá thăm tôm đã được 60 con/kg chỉ sau 90 ngày nuôi. Anh Phếnh cầm con tôm đưa lên mắt nhìn đăm chiêu mà xuýt xoa: “Đây là vụ nuôi thứ 2 tôi nuôi được kích cỡ này. Nếu kêu lái bán thì chỉ được khoảng 90.000 đồng/kg, trong khi tất cả chi phí cho ao tôm này đã trên 130 triệu đồng. Như vậy tiền công và tiền điện gần 4 tháng qua coi như công cốc”.

Người dân vẫn chờ giá tôm nhích lên – Ảnh: Diệu Lữ

Cùng hoàn cảnh chờ giá, với kinh nghiệm lão làng như ông Tăng Sình Sềm, Chủ nhiệm Hợp tác xã Nuôi trồng thủy sản Tân Phong, ấp Tân Phong, xã Đông Hưng, huyện Cái Nước được người dân của ấp cũng như anh em trong tổ viên tin tưởng cả về khả năng kỹ thuật cũng như những kinh nghiệm trong sản xuất về giá thì sự tính toán, định lượng những khó khăn như thời tiết, dịch bệnh, sự biến động môi trường… đều được ông đoán trước. Nhưng về giá tôm hiện nay thì ông Sềm “bó tay”. Nếu tính chi phí cho vụ nuôi tôm thẻ chân trắng đạt trọng lượng 100 con/kg hiện nay thì cũng khoảng 90.000 đồng/kg tôm. Nhưng giá bán trên thị trường chỉ 72.000 ngàn đồng/kg thì hy vọng cho vụ nuôi mới này có lãi không bao giờ thành hiện thực. Ông Sềm trải lòng: “Nuôi tiếp thì rất khó khăn, đợi giá thì không có hy vọng”. Trong tháng qua giá cứ giảm liên tục từ 90.000 rồi xuống còn 70.000 đồng/kg như hiện nay thì người nuôi tôm chỉ có “tử”.

 

Khi nào mới hết

Anh Nguyễn Quốc Phếnh đang dốc sức còn lại có thể cho cuộc chiến chờ giá, tiếp tục chăm sóc cho tôm nuôi i hy vọng thu lại vốn, phân trần: “Hiện nay chúng tôi chỉ biết nhắm mắt nuôi. Nếu giá tôm này mà anh em bán hoàn được vốn thì bán ngay để chờ vụ nuôi tới gỡ lại còn hiện tịa thì bán thì lỗ, nuôi tiếp thì đối mặt với phí ngày càng cao.”.

Tại hội nghị giao ban thủy sản tại huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau vừa qua, bàn về giải pháp gỡ khó cho nghề nuôi tôm, đã chỉ ra nhiều nguyên nhân dẫn đến người nuôi tôm không có lãi, trong đó nổi bật là ý kiến của Chủ tịch Hội Thủy sản Cà Mau Trần Văn Của: “Đã xác định là kinh tế mũi nhọn thì phải có chính sách hỗ trợ cho người nuôi, như: hỗ trợ Chlorine để dập dịch, hỗ trợ vốn để tái sản xuất… Đồng thời ngành chức năng phải tính toán lại, phải tăng cường biện pháp tuyên truyền cho người nuôi tôm về cách nuôi, như nuôi thưa cho cả tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bên cạnh đó, thời gian qua việc các nhà máy chế biến trong nước nhập tôm nước ngoài về để chế biến thì Nhà nước phải tính toán thế nào, làm cách nào để có chính sách bảo hộ cho tôm Việt Nam…”.

Làm gì để người nuôi tôm có lãi? Đến bao giờ mới hết đối mặt khó khăn về đầu ra, mới tiếp cận được vật tư đầu vào có chất lượng tốt nhất, giá thấp nhất để vụ nuôi thắng lợi đáp ứng sự kỳ vọng cho ngành tôm tỉnh nhà phát triển, đáp ứng nguồn nguyên liệu cho nhà máy chế biến và xuất khẩu được ổn định và từng bước vượt qua khó khăn chung này.

>> Khó khăn mà mô hình NTCN tại Cà Mau đang gặp phải hiện nay như bài “test” thật sự cho người dân chạy theo phong trào khi chưa có sự chuẩn bị kỹ càng mọi mặt. Cảnh người dân đối mặt khoản nợ ngân hàng, không còn khoản thu để lo cho cuộc sống hằng ngày… liệu có thức tỉnh những hộ đang định đào ao tham gia cuộc chiến này?

Diệu Lữ

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!