(Thủy sản Việt Nam) – Nhằm tăng cường công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và giúp nông, ngư dân nâng cao hiệu quả sản xuất, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường vì sự phát triển ổn định bền vững. Tạp chí Thủy sản Việt Nam mở chuyên mục Tư vấn kỹ thuật, chuyên mục sẽ là cầu nối giữa nông, ngư dân và các nhà khoa học, để bà con có thêm kiến thức trong quá trình canh tác. Chuyên mục được thực hiện với sự phối hợp của Chương trình “Đồng hành cùng nhà nông” của Trung tâm Kh
Bà con nông dân quan tâm thể tham khảo trên Tạp chí Thủy sản Việt Nam hoặc website: thuysanvietnam.com.vn để được tư vấn.
Anh Nguyễn Văn Nhẫn (Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) (01662.417 233) hỏi: Muốn bắt tôm giống nước ở trại giống có độ mặn hơn 200/00 nhưng nước trong ao chỉ 6-70/00. Nếu thả tôm giống như vậy có đạt không và làm thế nào để tôm không bị sốc sau khi thả ?
Trả lời: Ngưỡng độ mặn tôm có thể sống được dao động trong khoảng 5-45%0, thích hợp nhất cho tôm sinh trưởng và phát triển là khoảng 15-25%0. Khi thả giống độ mặn của trại sản xuất và ao nuôi chênh lệch không quá 5%0. Và nếu không có biện pháp thuần hoá kỹ thì tỉ lệ hao hụt rất cao, thậm chí nếu công tác chuẩn bị ao của anh không tốt có thể sau khi thả tôm chết hết. Vì vậy, trước khi bắt giống, anh nên thông báo độ mặn trong ao của mình cho nơi cung cấp giống biết để họ có kế hoạch thuần (hạ) độ mặn xuống ngưỡng phù hợp với ao nuôi. Tuy nhiên, trong trại sản xuất độ mặn luôn ổn định ở mức 28-30%0, trước khi xuất bán họ hạ độ mặn theo yêu cầu của khách hàng nhưng cũng chỉ hạ đến ngưỡng không dưới 15%0. Do vậy, để đảm bảo sau khi thả tôm ít hao hụt, anh cần thuần tiếp tại ao, tôm giống bắt về đưa vào các dụng cụ như thùng, thau… có sục khí), sau đó châm từ từ nước trong ao vào khoảng 30-45 phút là có thể thả an toàn.
Cần chuẩn bị kỹ trước khi thả tôm giống Ảnh: Thanh Nhã
Anh Nguyễn Văn Mẫm (ấp 19, xã Phong Thạnh, Giá Rai, Bạc Liêu) (0915.886 512) hỏi: Anh ương tôm lỡ bán, cứ khoảng 20-25 ngày thì bán. Vậy anh nên lấy mật độ tôm bao nhiêu là vừa ?
Trả lời: Tôm giai đoạn đầu (Post 10-30) có đặc tính sống là bám đáy, sống ven bờ nên trong quá trình ương giống không cần độ sâu, anh chỉ cần chuẩn bị cải tạo đáy ao bằng phẳng, gia cố mái bờ không bị rò rỉ (chú ý làm tôm ương đáy ao không nên vét hết bùn, sau khi bơm cạn cần bón vôi ngay và dùng các vật dụng để trang phẳng đáy ao, không phơi khô đáy ao do vùng đất của địa phương thuộc nhóm đất nhiễm phèn), sau đó bơm lọc nước vào ao chỉ cần 80cm là đạt yêu cầu. Và tùy thuộc vào khả năng trang bị các thiết bị cần thiết theo yêu cầu thời gian ương và kích cỡ giống ương mà bố trí diện tích ao, mật độ ương hợp lý, thông thường thời gian khoảng từ 15-25 ngày, diện tích ao khoảng từ 300-1.000m2 (tùy theo điều kiện cụ thể từng hộ) và mật độ ương từ 150-200con/m2 là phù hợp nhất.
Anh Lê Phát Minh (Mỹ Xuyên) Sóc Trăng (0918.463 465) hỏi: Tôm đạt kích cỡ nào thì xét nghiệm chính xác? Thả tôm khi có gió mạnh thì có ảnh hưởng gì hay không ?
Trả lời: Từ Post 7 là có thể xét nghiệm được mẫu bệnh. Tuy nhiên, để có độ tin cậy cao, chính xác thì tốt nhất nên lấy mẫu từ Post 12 trở lên, số lượng mẫu từ 200 con trở lên/mẫu.
Khi thả tôm, nếu tôm giống tốt thì khi có gió mạnh cũng không gây ảnh hưởng cho tôm mà giúp tôm phân tán đều trong ao, còn nếu tôm giống không tốt thì số tôm yếu sẽ bị dạt vào bờ và chết. (Chú ý: thả tôm hướng đầu gió).
Ban Tư Vấn