Ứng dụng khoa học công nghệ trong nuôi trồng thủy sản

Chưa có đánh giá về bài viết

Thời gian qua các địa phương trong tỉnh phát triển được một số mô hình nuôi tôm ứng dụng khoa học công nghệ đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, để nhân rộng mô hình này cần có sự đầu tư hạ tầng đồng bộ hơn.

Thanh Hóa hiện chỉ có 300/4000 ha nuôi tôm theo hình thức thâm canh. Diện tích nuôi tôm thẻ thâm canh phát triển chậm. Nguyên nhân là do cơ sở hạ tầng, đường điện chưa được đầu tư đồng bộ. Toàn tỉnh chỉ có 106 ha được đầu tư hạ tầng bằng vốn ngân sách phù hợp với quy trình nuôi tôm thẻ. Trong khi đó, 50%  diện tích nuôi tôm  thuộc vùng ngoại đê không được bảo vệ khi có bão lũ lớn. Các tổ chức, cá nhân có tiềm lực kinh tế muốn thuê đất đầu tư nuôi tôm khó tiếp cận quỹ đất trong đê do các vùng nuôi tập trung trong đê được chuyển đổi từ đất trồng lúa đã giao ổn định cho nông dân mà nông dân trực tiếp nuôi lại không đủ vốn, kiến thức để đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ.

Ông Lê Xuân Thắng – Phó phòng Nuôi trồng thủy sản – Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Ngoài chính sách của Trung ương, địa phương, cần đẩy nhanh áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, thành lập các hiệp hội liên kết sản xuất tiêu thụ, tăng cường áp dụng các tiêu chuẩn.

Để đạt mục tiêu đến năm 2025, tổng diện tích tôm nước lợ đạt trên 4700 ha, sản lượng khoảng 10.700 tấn, trong đó, riêng tôm thẻ thâm canh là 750 ha với sản lượng khoảng 9.100 tấn, Thanh Hóa cần đẩy mạnh đầu tư hạ tầng, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân có tiềm lực đầu tư nuôi trồng, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất con giống, chuyển giao quy trình kỹ thuật nuôi thâm canh và thâm canh cải tiến.

Thanh Hóa hiện chỉ có 300/4000 ha nuôi tôm theo hình thức thâm canh. Diện tích nuôi tôm thẻ thâm canh phát triển chậm.

Thanh Tâm - Sỹ Thảo - Linh Sơn

THTH

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!